Truyền
thuyết ValentineTRUYỀN THUYẾN
Lịch sử Ngày Tình Nhân vẫn còn là điều bí ẩn.
Nhưng chúng ta biết rằng từ lâu tháng Hai đã là tháng của sự lãng mạn. Ngày lễ
thánh Valentine là Ngày Tình Nhân, như chúng ta thấy ngày nay, gồm các vết tích
của cả truyền thống Kitô giáo và truyền thống La Mã. Do đó, thánh Valentine là
ai và được kết hợp với nghi lễ cổ này thế nào? Ngày nay, Công giáo nhận thấy ít
nhất có 3 vị thánh có tên là Valentine hoặc Valentinus, 3 vị này đều tử đạo.
Một
truyền thuyết cho rằng thánh Valentine là một linh mục sống hồi thế kỷ III ở Rôma. Khi hoàng đế Claudius II nói rằng binh sĩ độc thân này phục vụ
tốt hơn những người có vợ và có gia đình, hoàng đế đã ra lệnh cấm cử hành lễ
cưới cho các thanh niên. Thánh Valentine nhận thấy luật này bất công nên phản
đối Claudius và vẫn bí mật cử hành lễ cưới cho các thanh niên yêu nhau. Việc
làm của Valentine bị lộ, Claudius ra lệnh giết Valentine.
Các
truyền thuyết khác cho rằng có lẽ Valentine bị giết vì “tội” giúp những người
Kitô giáo trốn khỏi các nhà tù độc ác của Rôma.
Theo
một truyền thuyết, chính Valentine đã gởi tấm thiệp tình yêu đầu tiên. Khi bị
tù, Valentine phải lòng một cô gái trẻ (có thể là con gái của viên cai ngục)
thường xuyên đến thăm ông. Trước khi chết, Valentine đã viết một lá thư, viết
rõ “Người gởi: Valentine”, cách nói mà ngày nay vẫn dùng. Mặc dù sự thật về
Valentine vẫn chưa rõ, nhưng các chuyện kể chắc chắn nhấn mạnh sức thu hút của
Valentine là cảm thông, anh dũng, và đặc biệt là rất lãng mạn. Không lạ gì vào
thời Trung cổ, Valentine là một trong các vị thánh được Trong khi một số người tin rằng
Ngày Tình Nhân được cử hành vào trung tuần tháng Hai để tưởng niệm ngày thánh
Valentine qua đời – có thể từ khoảng năm 270, một số người khác lại tin rằng
Kitô giáo có thể đã quyết định mừng lễ thánh Valentine vào giữa tháng Hai để cố
gắng “Kitô hóa” lễ hội Lupercalia (*) của người ngoại giáo. Thời La Mã cổ đại,
tháng Hai là tháng chính thức khởi đầu màu Xuân và được coi là thời gian thanh
tẩy. Nhà cửa được dọn dẹp bằng cách quét sạch rồi rắc muối và bột mì mịn khắp
trong nhà. Lễ hội Lupercalia bắt đầu từ ngày 15-2 (ides of February), đây là
“lễ hội màu mỡ” (fertility festival, nghĩa là có khả năng sinh sản) dâng cúng
thần Faunus (thần nông nghiệp La Mã), đồng thời tưởng nhớ hai người sáng lập là
Romulus và Remus.
Bắt
đầu lễ hội này, các thành viên Luperci (các tư tế La Mã) tụ họp tại một hang
thánh (sacred cave), nơi có hai trẻ nhỏ Romulus và Remus được coi là được sói
mẹ nuôi dưỡng. Lúc đó các tư tế hiến tế một con dê để cầu xin sự màu mỡ, và một
con chó để cầu xin sự thanh tẩy.
Rồi
các trẻ trai cắt da dê thành từng dải, nhúng các sợi da dê vào máu hiến tế và
đem ra đường phố, rồi đập nhẹ các sợi da dê vào các phụ nữ và ruộng nương. Các
phụ nữ La Mã không sợ mà lại thích thú được da dê chạm vào mình vì họ tin rằng
các dải da dê có thể làm cho họ có khả năng sinh sản trong năm tới. Theo truyền
thuyết, cuối ngày đó các cô gái trong thành phố sẽ đặt tên mình vào một cái
bình lớn. Mỗi thanh niên độc thân sẽ chọn một tên trong chiếc bình đó và hai
người sẽ cặp đôi với nhau. Việc cặp đôi này thường kết thúc bằng một đám cưới.
Giáo
hoàng Gelasius tuyên bố ngày 14-2 là lễ thánh Valentine từ khoảng năm 498. Hệ
thống “xổ số” của La Mã về việc cặp đôi lãng mạn được nghĩ là không bắt nguồn
từ Kitô giáo và không đúng luật. Sau đó, vào thời Trung cổ, dân Pháp và Anh tin
rằng ngày 14-2 là khởi đầu mùa chim chóc giao phối, ý tưởng này được thêm vào
Ngày Tình Nhân để tăng thêm vẻ lãng mạn. Ngày nay, một bài thơ cổ của Charles,
công tước vùng Orleans, làm tặng phu nhân khi ông ở trong nhà tù tại Tháp
London sau khi bị bắt trong trận Agincourt. Lời chúc mừng, được viết năm 1415,
là một phần trong bộ sưu tập bản thảo của Thư viện Anh quốc ở London. Vài năm
sau, người ta cho rằng vua Henry V đã “đặt hàng” John Lydgate viết một lá thư
ngắn gởi cho nàng Catherine ở Valois.
Ở
Anh quốc, Ngày Tình Nhân bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào khoảng thế kỷ XVII.
Giữa thế kỷ XVIII, ngày này phổ biến trong giới bạn bè và những người yêu nhau
ở các tầng lớp xã hội để trao tặng nhau những kỷ vật hoặc thư viết tay nhằm thể
hiện tình cảm. Cuối thế kỷ XVIII, các thiệp in bắt đầu tahy thế thu viết tay vì
kỹ thuật in ấn tân tiến. Tặng thiệp là cách thể hiện tình cảm dễ dàng hơn nói
trực tiếp. Có lẽ người Mỹ đã bắt đầu tặng nhau những tấm thiệp Valentine tự làm
từ đầu thập niên 1700. Vào thập niên 1840, Esther A. Howland bắt đầu sản xuất
hàng loạt và bán những tấm thiệp Valentine ở Mỹ.
Theo
Hiệp hội Thiệp, ước tính có tới 1 tỷ tấm thiệp Valentine được gởi tặng mỗi năm,
làm cho Ngày Tình Nhân là ngày tặng thiệp nhiều thứ nhì trong năm, so với dịp
Noel ước tính có tới 2,6 tỷ tấm thiệp được gởi đi. Xấp xỉ 85% thiệp Valentine
được nữ giới mua tặng “chàng”.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ History.com và
Wilstar.com)
Tác giả bài viết: Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét