Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
THỨ BẢY 24/3/2012 TUẦN IV MÙA CHAY B GIÁO XỨ TÂN VIỆT CHIA SẺ MÙA CHAY 2012 TAI TRẠI PHONG SÓC TRĂNG .
GIÁO XỨ TÂN VIỆT: CHIA SẺ MÙA CHAY 2012
Hàng năm giáo xứ tân việt có tổ chức bác ái váo mùa chay thánh, cho toàn thể cộng đoàn giáo xứ tân việt, cũng như các hội đoàn và đoàn thể của giáo xứ, nhằn tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể với nhau cũng như giữa các đoàn thể với ban thường vụ giáo xứ. Để cùng nhau sống trong một mùa chay thánh 2012 được trọn vẹn ý nghĩa như lòng mong ước của đức thánh cha Benedicto 16 “ chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành” ( Dt 10,24).
Ban bác ái của giáo xứ, cũng như ban thường vụ của hội đồng mục vụ giáo xứ, đã chọn một trong ba địa điểm mà giáo xứ tổ chức cho chương trình bác ái cuả mùa chay năm nay là trại phong Sóc Trăng thuộc giáo xứ Sóc Trăng do cha phanxico savie Phan Văn Triêm là chánh xứ và cũng là trưởng ban bác ái caritas giáo phận CầnThơ
Ngày 20/3/2012 vào lúc 21h xe lăn bánh để hướng đến trại phong Sóc Trăng thuôc giáo phận cần thơ.chuyến đi này gồm có cha phụ tá giuse, cùng toàn thể ban thường vụ hội đồng giáo xứ, ban bác ái giáo xứ,đại diện các đoàn thể, các ân nhân trong giáo xứ, vào khoảng 40 người.
Trong niềm hân hoan của mỗi thành viên,đã cùng nhau đâng lên mẹ, thánh cả giuse những câu kinh cầu nguyện cho chuyến đi đươc bình an , sau giờ kinh ông phó nội thông báo chương trình đi, trong chương trình có ghé thăm cha phanxico xavie Trương Bửu Diệp và tham dự thánh lễ.Vào khoảng 4h xe đến nhà thờ Tắc Xậy mọi người lúc này sinh hoạt tự do, 5h30 thánh lễ, thánh lễ có cha phụ tá Giuse cùng dâng lễ với cha sở tại sau thánh lễ mọi người ăn sáng, chụp hình lưu niệm. Đúng 7h10 đoàn tiếp tục cuôc hành trình đến địa điểm mà mọi người mong chờ.
Sau 2h đoàn tới nhà thờ Sóc Trăng, ở đây có cha phanxico xavie Phan Văn Triêm phụ trách caritas và một sơ đại diện trại phong đã gới thiệu đoàn đến địa điểm. ở đây cha phụ tá cũng như ban đại diện đã trao những món quà bằng hiện kim cho cha phụ trách cũng như sơ đại diện trại phong sóc trăng .Từ nhà thờ Sóc Trăng đến điểm trại phong cach 3km ,mọi người cũng chuyển hàng cùng với cha và sơ đến dịa điểm,khi tới nơi mọi người cảm thấy vui mừng.Sau đó cha phụ trách giớ thiệu các bệnh nhân về đoàn.Sau đó cha phụ tá cũng có đôi lời với các bệnh nhân,rồi đến ông chủ tịch chia sẻ với các bệnh nhân.cá bệnh cảm thấy vui và súc động. Một người đại diện cá bệnh nhân đứng lên cảm ơn hai cha,sơ và toàn thể đoàn đã đến chia sẻ và an ủi
Sau một tiếng chuyển hàng và phát quà cho cá bệnh nhân,mọi người trong đoàn đã thấm mệt, nhưng sự mệt mỏi này là một sự vui mừng và phấn khởi vì đã đem tình thương đến cho mọi người rồi mọi người chia tay những bênh nhân và trở về noi xe đậu ở nhà thờ Sóc trăng,sau đó mọi người cùng cha phụ tá Giuse cùng ông chủ tịch cảm ơn cha phụ trách Phanxico xavie đã tạo điều kiện, để đoàn là việc được hoàn thành tốt đẹp.nguyện xin Thiên Chúa tuôn đỗ tràn đầy hồng â xuống cho cha phụ trách cùng sơ quản lý.
Đoàn ghé ăn cơm và mua quà lưa niệm,rồi chia tay Sóc trăng .Trên đường về cùng dâng lên Mẹ những câu kinh tạ ơn Mẹ đã ban cho chuyến đi dược thành công . Sau đó cha phụ tá cũng cảm ơn mọi người và ban phép lành ,ông chủ tịch cũng cảm ơn những đóng góp,góp sức của mọi người để cho chuyến đi bác ái mùa chay năm 2012 được thành công tốt đẹp và hẹn gặp lại những chuyến bác ái lần sau.
Chúng con xin cảm tạ Chúa
GiuSe. THANH TAM TV
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
THỨ BẢY NGÀY 24/3/2012 TUẦN IV MÙA CHAY B THÁNH CATARINA Ở GENOA
Thánh
Catarina ở Genoa
(1447 - 1510)
(1447 - 1510)
Khi Thánh Catarina chào đời thì nhiều
nhà quý tộc ở Ý lúc bấy giờ hỗ trợ các văn nghệ sĩ thuộc phong trào Phục Hưng.
Các nhu cầu của người nghèo và người bệnh tật thường bị lu mờ bởi cái đói khát
giầu sang và lạc thú.
Cha mẹ của Catarina thuộc dòng họ quý tộc ở
Genoa. Lúc 13 tuổi, ngài muốn đi tu nhưng không được nhận vì còn quá trẻ. Năm
16 tuổi, bởi sự thúc giục của cha mẹ, Catarina kết hôn với ông Guiliano Adorno,
một người quý tộc nhưng đó là một hôn nhân bất hạnh. Ông Guiliano là một người
không có đức tin, cọc cằn, hoang phí và không chung thủy. Trong một thời gian,
Catarina muốn quên đi những chán chường của đời sống bằng cách hòa đồng với xã
hội.
Một ngày kia, khi đi xưng tội, ngài được ơn
Chúa cho thấy tội lỗi của mình và tình thương của Thiên Chúa. Ngài thay đổi lối
sống và làm gương cho chồng, mà không lâu sau đó, chính ông Giuliano cũng đã từ
bỏ đời sống ích kỷ, hoang đàng. Cả hai quyết định sống trong khu nhà thương ở
Genoa để chăm sóc bệnh nhân, thi hành đức bác ái. Sau khi ông Giuliano qua đời
năm 1497, bà Catarina đứng trông coi bệnh viện.
Những thị kiến bà được cảm nghiệm từ khi hai
mươi sáu tuổi cho đến lúc chết, được cha giải tội ghi nhận lại trong hai cuốn
"Những Ðối Thoại của Linh Hồn và Thân Xác," và "Luận
Về Luyện Ngục". Trong Luận Về Luyện Ngục, bà coi toàn thể cuộc đời
Kitô Hữu là sự thanh luyện. Nếu sự thanh luyện ở đời này chưa hoàn tất thì sẽ
phải tiếp tục sang đời sau. Những gì chúng ta phải đền bù vì tội lỗi của chúng
ta ở đời này thì quá nhỏ so với những gì phải đền bù ở Luyện Tội. Ðời sống với
Thiên Chúa ở thiên đàng là một tiếp nối của đời sống đã được hoàn thiện được
khởi sự từ trần gian.
Kiệt quệ vì sự hy sinh, bà từ trần ngày 15
tháng Chín, 1510, và được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê XII phong thánh năm 1737.
Lời Bàn
Xưng tội và rước lễ thường xuyên có thể giúp
chúng ta nhìn thấy con đường hướng về Thiên Chúa. Những người có cảm nhận thực
tế về tội lỗi của mình và sự cao cả của Thiên Chúa thường là những người sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu của tha nhân. Thánh Catarina bắt đầu công việc ở bệnh viện
với lòng nhiệt thành, và trung thành với công việc ấy qua những thời kỳ khó
khăn bởi vì ngài được khích động bởi tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu ấy được
canh tân qua Kinh Thánh và các bí tích.
Lời Trích
Trước khi từ giã cõi đời, Thánh Catarina nói
với cô con gái đỡ đầu: "Tomasina! Ðức Giêsu trong tâm hồn con! Vĩnh cửu
trong tâm trí con! Thánh ý Thiên Chúa trong hành động của con! Nhưng trên hết
mọi sự, hãy sống bác ái, Thiên Chúa là tình yêu, hoàn toàn tình yêu!"
Trích từ NguoiTinHuu.com
TIN MỪNG HẰNG NGÀY THỨ BÃY/3/2012 TUẦN IV MÙA CHAY B PHẢI SUY XÉT TRƯỚC KHI BUỘC TỘI NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Thứ Bảy Tuần IV MC
Bài đọc: Jer
11:18-20; Jn 7:40-53.
1/ Bài đọc I:
ĐỨC CHÚA đã báo cho tôi và tôi đã biết. Bấy giờ
Người cho tôi thấy âm mưu của chúng.
19 Phần con, con khác nào con chiên hiền lành bị đem đi làm
thịt, con đâu biết chúng đang mưu tính hại con. Chúng bảo nhau: "Cây đương
sức, nào ta chặt nó đi, loại nó ra khỏi đất dành cho kẻ sống, để không còn ai
nhớ đến tên tuổi nó nữa!"
20 Nhưng, lạy ĐỨC CHÚA các đạo binh, Ngài công minh khi xét xử,
Ngài thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật là đích
đáng, vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài.
2/ Phúc Âm:
40 Trong dân chúng, có những người nghe các lời ấy thì nói:
"Ông này thật là vị ngôn sứ."
41 Kẻ khác rằng: "Ông này là Đấng Ki-tô." Nhưng có kẻ
lại nói: "Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê sao?
42 Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng
dõi vua Đa-vít và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao? "
43 Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.
44 Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra
tay bắt.
45 Các vệ binh trở về với các thượng tế và người Pha-ri-sêu. Họ
liền hỏi chúng: "Tại sao các anh không điệu ông ấy về đây? "
46 Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng
như người ấy! "
47 Người Pha-ri-sêu liền nói với chúng: "Cả các anh nữa,
các anh cũng bị mê hoặc rồi sao?
48 Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai
tin vào tên ấy đâu?
49 Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là
quân bị nguyền rủa! "
50 Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô,
trước đây đã đến gặp Đức Giê-su; ông nói với họ:
51 "Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi
nghe người ấy và biết người ấy làm gì không? "
52 Họ đáp: "Cả ông nữa, ông cũng là người Ga-li-lê sao?
Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ nào xuất thân từ Ga-li-lê
cả."
53 Sau đó, ai nấy trở về nhà mình.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Phải suy xét trước khi buộc tội người công chính.
Khi một người hay một nhóm muốn buộc tội một
người, họ sẽ tìm cho được mọi lý do để có thể buộc tội người đó: gây mâu thuẫn
cá nhân hay các nhóm, tìm người làm chứng gian, cắt nghĩa sai luật lệ; nhưng
không bao giờ tiết lộ lý do chính của việc buộc tội.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc buộc tội các
người công chính. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Jeremiah được Thiên Chúa cho thấy
âm mưu của những người định bắt và giết ông, vì họ không muốn nghe những lời
ông tố cáo họ đã vi phạm Lề Luật của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, các thượng tế
và kinh sư thi hành âm mưu bắt và giết Chúa Giêsu, vì họ sợ dân chúng sẽ bỏ họ
mà theo Ngài. Một mặt họ gởi các vệ binh đi bắt Chúa Giêsu, một mặt họ tìm cách
chia rẽ để kéo dân về phía họ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Âm mưu
để giết tiên-tri Jeremiah.
1.1/ Âm mưu của bọn ác nhân: Là ngôn sứ của
Thiên Chúa, tiên tri phải nói những gì Thiên Chúa truyền cho ông nói. Tiên tri
tố cáo tội ác của nhà Judah và hình phạt sắp xảy đến cho họ. Họ không những
không muốn nghe, mà còn phác họa một âm mưu để thủ tiêu Jeremiah. Họ bảo nhau:
"Cây đương sức, nào ta chặt nó đi, loại nó ra khỏi đất dành cho kẻ sống,
để không còn ai nhớ đến tên tuổi nó nữa!" Mục đích của họ là để khỏi phải
nghe những lời tố cáo của tiên tri, và phi tang nhân chứng để tiếp tục con
đường gian ác của họ.
1.2/ Uy quyền của Thiên Chúa: Nhưng kẻ thù của
tiên tri Jeremiah đã không biết uy quyền của Thiên Chúa, Đấng gởi tiên tri đi.
Ngài không những cho Jeremiah biết âm mưu của chúng, mà còn dùng Vua Babylon
như cây roi để đánh phạt họ và đem đi lưu đày.
Tiên tri Jeremiah tin tưởng vào uy quyền của
Thiên Chúa, và cầu xin: “Nhưng, lạy Đức Chúa các đạo binh, Ngài công minh khi
xét xử, Ngài thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật
là đích đáng, vì con đã giãi bày cơ sự cùng Ngài.”
Con người phải rất cẩn thận khi tố cáo những
người được Thiên Chúa sai tới, vì máu của họ đổ ra sẽ kêu thấu đến trời, và
Thiên Chúa sẽ xét xử phân minh cho họ.
2/ Phúc Âm: Âm mưu giết Đức Kitô:
2.1/ Âm mưu giết Đức Kitô của các thượng tế và
kinh-sư: Lý do chính yếu họ muốn giết Đức Giêsu là vì quyền lợi. Họ sợ dân
chúng theo Chúa Giêsu và họ sẽ mất hết quyền lợi họ đang được hưởng, như
thánh-sử Gioan tường thuật: Khi thấy dân chúng đi đón Người, vì họ nghe biết
Người đã làm dấu lạ đó. Bấy giờ người Pharisees bảo nhau: "Các ông thấy
chưa: các ông chẳng làm nên trò trống gì cả! Kìa thiên hạ theo ông ấy
hết!" (Jn 12:19).
2.2/ Các phản ứng khác nhau về Chúa Giêsu:
(1) Phản ứng của dân chúng: Họ không biết nhiều
về Kinh Thánh, các thượng tế và kinh sư dùng sự hiểu biết Kinh Thánh của họ để
làm cho dân chúng bị hoang mang và chia rẽ:
- Khi thấy trong dân chúng có những người cho
Chúa Giêsu là một ngôn-sứ. Họ dùng Kinh Thánh trả lời: “Không một ngôn sứ nào
xuất thân từ Galilee cả!”
- Khi thấy kẻ khác cho: "Ông này là Đấng
Kitô." Họ lại nói: "Đấng Kitô mà lại xuất thân từ Galilee sao? Nào
Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Kitô xuất thân từ dòng dõi vua David và từ
Bethlehem, làng của vua David sao?" Sự thật Kinh Thánh có nói điều ấy để
chỉ nơi sinh của Đức Kitô, chứ không nói gì tới nơi trưởng thành của Ngài. Họ
dùng những lời ấy để từ chối Chúa Giêsu là Đức Kitô. Họ đạt được mục đích khi
thánh-sử Gioan tường thuật: “Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra chia rẽ.”
(2) Phản ứng của các vệ binh: Các vệ binh trở về
với các thượng tế và người Pharisees. Họ liền hỏi chúng: "Tại sao các anh
không điệu ông ấy về đây?" Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã
có ai nói năng như người ấy!" Đây là phản ứng có lẽ trung thực nhất vì
những vệ binh không biết nhiều về Lề Luật và Kinh Thánh; hơn nữa, họ còn là
những người thuộc về các thượng tế và kinh-sư. Họ có lẽ được nhìn thấy và nghe
Chúa Giêsu lần đầu tiên, nên chưa có thành kiến với Ngài.
(3) Phản ứng của Nicodemus: Ông là một người
Pharisee, trước đây ông đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm và đàm đạo với Ngài. Ông
nói với họ: "Lề Luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe
người ấy và biết người ấy làm gì không?" Nicodemus biết Lề Luật đòi sự
công bằng cho mọi người (Exo 23:1, Deut 1:16); vì thế, mọi người đều có quyền
để biện hộ, và tòa án không thể kết án họ khi chưa có bằng chứng rõ rệt. Các
kinh-sư đã không theo tiến trình này khi buộc tội Chúa Giêsu. Nhưng Nicodemus
đã không có can đảm để làm chứng cho Ngài, khi ông phải đối diện với sự tức
giận của họ.
(4) Phản ứng của các kinh-sư: Họ không chỉ tức
giận và tố cáo Chúa Giêsu, nhưng còn giận dữ với tất cả những ai không theo phe
nhóm họ để tố cáo Ngài. Họ tức giận:
- Với các vệ binh: Họ mắng: "Cả các anh
nữa, các anh cũng bị mê hoặc rồi sao? Trong hàng thủ lãnh hay trong giới
Pharisees, đã có một ai tin vào tên ấy đâu?” Họ kiêu hãnh lấy địa vị của mình
như tiêu chuẩn để bắt người khác cũng phải hành động như họ.
- Với dân chúng: Họ khinh thường: “Còn bọn dân
đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị nguyền rủa!" Luật
của các Rabbi có 6 điều ngăn cấm trong việc giao tiếp với “dân đen”: “Không làm
chứng cho họ, không tin vào lời chứng của họ, không nói điều bí mật cho họ
nghe, không cho họ làm cha nuôi của những trẻ mồ côi, không cho họ làm quản lý
của các quĩ bác ái, và không đi chung với họ trong cuộc hành trình.” Vì họ quan
niệm “dân đen” không biết Lề Luật, nên họ mặc sức giải thích theo cách thức để
đạt được mục đích của họ!
- Với Nicodemus: Họ đáp: "Cả ông nữa, ông
cũng là người Galilee sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy: không một ngôn sứ
nào xuất thân từ Galilee cả."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Có sự liên quan giữa điều răn thứ 5 và điều
răn thứ 8: Chúng ta thường để ý đến việc giết người bằng gươm giáo hay súng
đạn, mà rất ít khi để ý đến việc giết người bằng sự nói hành hay làm chứng
gian.
- Thiên Chúa thấu suốt mọi sự trong tâm hồn con
người, nên chúng ta đừng bao giờ vào hùa với nhau để giết hại người công chính
và vô tội; vì chúng ta sẽ phải trả giá máu của họ đổ ra.
- Chúng ta phải có can đảm làm nói, sống, và làm
chứng cho sự thật; cho dù nhiều khi chúng ta phải trả giá đắt vì sự thật, nhưng
chỉ có sự thật mới giải thóat con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
THỨ SÁU 23/3/2012 TUẦN IV MÙA CHAY BTHANH1 TURIBIUS Ở MOGROVEJO
Thánh
Turibius ở Mogrovejo
(1538 - 1606)
(1538 - 1606)
Cùng với Thánh Rosa ở Lima, Thánh Turibius là
vị thánh đầu tiên nổi tiếng ở Tân Thế Giới, phục vụ Thiên Chúa ở Peru, Nam Mỹ
trong 26 năm.
Sinh ở Tây Ban Nha và theo học về luật, ngài
trở thành một học giả sáng giá đến nỗi được làm giáo sư luật cho Ðại Học
Salamanca, và sau đó trở thành chánh án Toà Thẩm Tra ở Granada dưới thời Vua
Philip II. Ngài rất thành công, nhưng vẫn chưa phải là một luật sư có thể ngăn
cản được những biến cố đột ngột xảy ra trong đời.
Khi toà giám mục Lima trong thuộc địa Peru của
Tây Ban Nha trống ngôi, nhà vua quyết định Turibius phải là người giữ chức vụ
đó: vì ngài cương quyết và có tinh thần đạo đức. Sau khi được thụ phong linh
mục và tấn phong giám mục, ngài được gửi sang Peru năm 1581, là nơi ngài chứng
kiến sự tồi tệ của chủ nghĩa thực dân. Ở đây, người Tây Ban Nha xâm lăng vi
phạm đủ mọi loại tội lỗi đối với người địa phương. Các lạm dụng của hàng giáo
sĩ cũng thật lộ liễu, và Ðức Turibius đã dồn mọi nỗ lực để cải tổ lãnh vực này
trước hết.
Ngài bắt đầu các cuộc thăm viếng lâu dài và
gian khổ đến tất cả các giáo xứ trong tổng giáo phận mênh mông. Ngài học tiếng
địa phương, và trong các chuyến công tác, có khi phải ở đó đến hai ba ngày mà
thường không có thực phẩm cũng như giường chiếu. Mỗi sáng ngài đều xưng tội với
cha tuyên uý, và cử hành Thánh Lễ với sự sốt sắng tột độ. Trong những người
được Thêm Sức từ tay ngài là Thánh Rosa ở Lima, và có lẽ cả Thánh Martin de
Porres nữa.
Ngài giúp thiết lập các trường học, nhà thờ,
và mở cửa chủng viện đầu tiên trong Tân Thế Giới. Ðể sinh hoạt mục vụ với những
người thổ dân, ngài còn sành sõi một vài tiếng địa phương.
Ngài được phong thánh năm 1726.
Lời Bàn
Quả thật Thiên Chúa đã uốn thẳng các đường lối
quanh co. Trái với ý định của Turibius, và lại phát xuất từ điểm không ai ngờ
là Toà Thẩm Tra, con người này đã trở nên vị chủ chăn giống như Ðức Kitô của
các người nghèo và người bị áp bức. Thiên Chúa đã ban cho ngài ơn biết yêu
thương tha nhân như điều họ mong đợi.
Trích từ NguoiTinHuu.com
TIN MỪNG HẰNG NGÀY THỨ SÁU 23/3/2012 TUẦN IV MÙA CHAY B TIN THẾ NÀO SẼ SỐNG NHƯ VẬY
Thứ Sáu Tuần IV MC
Bài đọc: Wis
2:1, 12-22; Jn 7:1-2, 10, 25-30.
1/ Bài đọc I:
1 Thật vậy, suy tính sai lầm, chúng bảo nhau: "Đời ta
thật buồn sầu, vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho con người khỏi chết, chẳng ai
biết có kẻ nào thoát được cõi âm ty.
12 Ta hãy gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân
ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cáo ta không
tuân hành lễ giáo.
13 Nó tự hào là mình biết Thiên Chúa, xưng mình là con của Đức
Chúa.
14 Nó như kẻ luôn chê trách tâm tưởng của ta, thấy mặt nó thôi
là ta chịu không nổi.
15 Vì nó sống thật chẳng giống ai, lối cư xử của nó hoàn toàn
lập dị.
16 Nó coi ta như bọn lọc lừa, tránh đường ta đi như tránh đồ dơ
bẩn. Nó tuyên bố rằng thật lắm phúc nhiều may, hậu vận của người công chính. Nó
huênh hoang vì có Thiên Chúa là Cha.
17 Ta hãy coi những lời nó nói có thật không, và nghiệm xem kết
cục đời nó sẽ thế nào.
18 Nếu tên công chính là con Thiên Chúa, hẳn Người sẽ phù hộ và
cứu nó khỏi tay địch thù.
19 Ta hãy hạ nhục và tra tấn nó, để biết nó hiền hoà làm sao,
và thử xem nó nhẫn nhục đến mức nào. 20 Nào ta kết án cho
nó chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên Chúa viếng thăm."
21 Chúng suy tính như vậy thật sai lầm, vì ác độc mà chúng ra
mù quáng.
22 Chúng không biết những bí nhiệm của Thiên Chúa, chẳng trông
chờ người thánh thiện sẽ được thưởng công, cũng không tin kẻ tinh tuyền sẽ được
ân thưởng.
2/ Phúc Âm:
1 Sau đó, Đức Giê-su thường đi lại trong miền Ga-li-lê; thật
vậy, Người không muốn đi lại trong miền Giu-đê, vì người Do-thái tìm giết
Người.
2 Lễ Lều của người Do-thái gần tới,
10 Tuy nhiên, khi anh em Người đã lên dự lễ, thì chính Người
cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật.
25 Bấy giờ có những người ở Giê-ru-sa-lem nói: "Ông này
không phải là người họ đang tìm giết đó sao?
26 Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải
chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Ki-tô?
27 Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng
Ki-tô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả."
28 Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giê-su nói lớn tiếng rằng:
"Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự
mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết
Người.
29 Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và
chính Người đã sai tôi."
30 Bấy giờ họ tìm cách bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay
bắt, vì giờ của Người chưa đến.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Tin thế nào sẽ sống như
vậy.
Nhu cầu học hỏi để biết phân biệt đúng, sai rất
quan trọng. Lý do: Tin thế nào sẽ thực hành như vậy. Nếu một người biết đúng,
người đó sẽ thực hành đúng; ngược lại, nếu người đó biết sai hay không biết,
làm sao người đó có thể hành động đúng được? Vì thế, con người phải học hỏi và
được dạy dỗ không ngừng để biết phân biệt phải, trái.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh các hành động sai
lầm và độc ác của việc biết sai về Thiên Chúa và về Đấng Cứu Thế. Trong Bài Đọc
I, tác giả Sách Khôn Ngoan phơi bày suy luận sai lầm và hành động ác độc của
những người không tin nơi Thiên Chúa và cuộc sống đời sau. Họ truy tố và hành
hạ người công chính để thử xem đức tin của người công chính có thắng vượt được
những tra tấn dã man mà họ nghĩ ra! Trong Phúc Âm, vì không hiểu thực sự Đấng
Thiên Sai là ai và cách cứu độ của Ngài, người Do-thái tìm cách bắt bớ và tiêu
diệt Đức Kitô.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Niềm
tin sai lầm về Thiên Chúa và về cuộc đời
1.1/ Niềm tin của những người vô thần dẫn tới
hành động ác độc của họ:
(1) Niềm tin sai lầm: Họ nghĩ: “Đời ta thật buồn
sầu, vắn vỏi: không thuốc nào chữa cho con người khỏi chết, chẳng ai biết có kẻ
nào thoát được cõi âm ty.” Theo truyền thống Do-thái, niềm tin về đời sau của
họ rất mơ hồ; đa số chỉ tin phần thưởng Thiên Chúa ban cho những ai bước đi
trong Lề Luật của Ngài là sống lâu, con đàn cháu đống, và hạnh phúc ở đời này.
Mãi cho đến thời của tiên-tri Daniel và anh em nhà Maccabees (3rd tới
2nd BC), niềm tin vào sự sống lại và hạnh phúc đời sau mới rõ
nét hơn. Sách Khôn Ngoan cũng được viết trong khỏang thời gian này. Đối với
những người vô thần, họ tin chết là hết và không có đời sau. Họ không tin Thiên
Chúa, Đấng có thể giải thóat người công chính và trừng phạt kẻ tội lỗi và bất
công.
(2) Hành động ác độc của người vô thần: Tin thế
nào sẽ sống như vậy. Vì không tin đời sau, nên bao nỗ lực của họ dành cả cho
đời này. Họ ghét người công chính, không phải vì người công chính làm hại họ,
nhưng vì lối sống của những người công chính làm cho lương tâm của họ bị cắt
rứt. Họ nói: “Ta hãy gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta,
nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cáo ta không tuân
hành lễ giáo.” Họ đâu biết chính nhờ lương tâm cắn rứt, sẽ giúp họ nhận ra điều
sai trái họ làm mà quay trở về với đàng ngay nẻo chính! Nhưng vì họ đã ở trong
bóng tối quá lâu, họ mất sức mạnh để ra ngòai ánh sáng.
Họ muốn tất cả mọi người phải sống như họ. Họ
cảm thấy khó chịu và bất an khi thấy có người nào sống khác họ: “Nó như kẻ luôn
chê trách tâm tưởng của ta, thấy mặt nó thôi là ta chịu không nổi. Vì nó sống
thật chẳng giống ai, lối cư xử của nó hoàn toàn lập dị. Nó coi ta như bọn lọc
lừa, tránh đường ta đi như tránh đồ dơ bẩn.” Đây là thái độ của nhiều con người
vô thần thời nay. Họ lạm dụng tự do ngôn luận để bắt ai cũng phải sống như họ:
cấm không cho đọc kinh hay thinh lặng trước giờ học, bắt tất cả học sinh phải
biết về vấn đề tình dục ở tuổi mới lớn, bắt người tin Thiên Chúa phải trợ phá
thai hay bán uống thuốc phá thai …
1.2/ Cần phải học cho biết đúng về Thiên Chúa:
Để tránh những hiểu biết sai lầm và những hành động ác độc giữa con người với
con người, tất cả đều cần học biết về Thiên Chúa, Đấng dựng nên mọi sự và điều
khiển muôn lòai. Điều trước tiên con người phải nhận ra là có Thiên Chúa qua
những công trình tạo dựng và quan phòng của Ngài trong vũ trụ. Thứ đến, con người
cần học để hiểu biết Ngài là ai và các ý định của Ngài khi dựng nên muôn lòai;
nhất là các ý định cho con người cả đời này và đời sau.
Con người cũng cần phải học biết mình trong mối
tương quan với Thiên Chúa: Giữa Thiên Chúa và con người có một sự khác biệt vô
cùng, như tiên-tri Isaiah tuyên bố: tư tưởng và đường lối của Ta không phải là
tư tưởng và đường lối của các ngươi; như Trời cao hơn đất thể nào, tư tưởng và
đường lối của Ta cũng cao hơn các ngươi như vậy. Vì thế, để thử xem có Thiên
Chúa hay không bằng cách đánh đập những người công chính là chuyện khôi hài.
Ngài có kế họach riêng cho con người phải theo, và Ngài không thay đổi kế họach
đã có vì thách thức của con người.
Hơn nữa, ngay cả những cực hình mà những người
vô thần dùng để thử thách những người công chính cũng nằm trong kế họach của
Thiên Chúa. Chúng cần thiết để con người chứng tỏ niềm tin vào Ngài. Những
người vô thần không chỉ thử thách Thiên Chúa, mà còn muốn nhìn thấy sự thay đổi
niềm tin của người công chính vì sợ cực hình, như lời họ nói: “Ta hãy hạ nhục
và tra tấn nó, để biết nó hiền hoà làm sao, và thử xem nó nhẫn nhục đến mức
nào. Nào ta kết án cho nó chết nhục nhã, vì cứ như nó nói, nó sẽ được Thiên
Chúa viếng thăm."
2/ Phúc Âm: Niềm
tin sai lầm về Đấng Cứu Thế cũng dẫn tới những hành động sai lầm.
2.1/ Niềm tin sai lầm vào Đấng Cứu Thế: Điều sai
lầm trước tiên của người Do-thái là họ quá quan tâm đến nguồn gốc con người mà
quên đi nguồn gốc Thiên Chúa của Ngài. Điều sai lầm thứ hai là họ lầm lẫn nơi
Đức Kitô sinh ra và nơi Ngài lớn lên như trình thuật ngày mai sẽ đề cập tới.
Điều một số người tuyên bố hôm nay chứng tỏ họ không rành rẽ Kinh Thánh: “Ông
ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Kitô, khi Người đến thì
chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” Tiên-tri Micah đã tuyên bố đích danh
nơi sinh của Đấng Thiên Sai: “Phần ngươi, hỡi Bethlehem Éphratha, ngươi nhỏ bé
nhất trong các thị tộc Judah, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện
một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa” (Mic 5:1).
một vị có sứ mạng thống lãnh Israel. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa” (Mic 5:1).
Hành động sai lầm: Vì không hiểu rõ nguồn gốc
cũng như Kế Họach Cứu Độ của Đấng Thiên Sai, nên những người Do-thái tìm vách
bắt bớ và giết Ngài, chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Người chưa đến.
2.2/ Cần học hỏi để biết Đấng Cứu Thế thực sự là
ai: Lúc giảng dạy trong Đền Thờ, Đức Giêsu nói lớn tiếng rằng: "Các ông
biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến.
Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi,
tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai
tôi." Hôm qua, chúng ta đã nói về 5 chứng nhân của Đức Kitô; qua 5 chứng
nhân này, con người đã có nhiều hơn 2 nhân chứng mà Lề Luật đòi hỏi để họ tin
vào Ngài. Những ngày kế tiếp, Đức Kitô sẽ tiếp tục mặc khải về Kế Họach Cứu Độ
của Thiên Chúa qua Cuộc Thương Khó, cái chết và sự sống lại của Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Kiến thức về Thiên Chúa, về Chúa Kitô, và về
các ý định của Thiên Chúa cho con người rất cần thiết cho chúng ta để đạt tới
đích điểm mà Thiên Chúa đã tiền định cho con người. Nếu chúng ta không biết ý
định và đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ tin và làm theo những gì chúng ta
suy nghĩ.
- Tất cả những kiến thức này đã được mặc khải và
viết lại trong Kinh Thánh. Chúng ta cần bỏ thời gian để học hỏi trước khi có
thể thi hành Kế Họach Cứu Độ theo đường lối của Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)