Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012
Thánh Tâm Chúa Giêsu và người Công giáo
Thánh Tâm Chúa Giêsu và người Công giáo
Chuyên
mục: Linh đạo, Điểm nhấn // Thẻ: Chúa Giêsu, Công giáo, Thánh Tâm.
KATHRYN JEAN LOPEZ
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu có thể chỉ là một lễ trong tháng
Sáu, nhưng đời sống Kitô giáo
không đúng nếu không cử hành hằng ngày – một sự tận hiến mới, một sự kết hiệp với Chúa, và phát triển thành tình yêu cụ thể.
Lm Thomas Williams viết trong cuốn A Heart Like His: Meditations on the Sacred Heart of Jesus (Trái
tim như Ngài: Suy niệm về Thánh Tâm
Chúa Giêsu), NXB Circle Press:“Nhận biết Chúa Giêsu Kitô còn hơn là biết Ngài sống khi nào và ở đâu, hoặc Ngài nói gì và làm gì. Nghĩa
là biết Ngài một cách thân mật hơn bằng cách đi sâu vào Thánh Tâm
Ngài. Việc nhận biết Ngài giúp chúng ta yêu mến Ngài, bước vào tình bằng hữu với Ngài, và khiến chúng ta noi gương Ngài. Nhưng bắt chước Chúa Giêsu Jesus nghĩa là làm
như Chúa đã làm,
là cho phép Chúa Thánh Thần biến trái tim
chúng ta giống trái tim
Chúa hơn”.
Sách của Lm Thomas được giới thiệu là “sách bài tập” của tháng Sáu.
Mới đây tôi nói
với Lm Thomas: “Cha giải thích thế nào về các cách
sùng kính này? Hôn kính và quỳ trước thánh tích các thánh thì sao? Thánh Tâm Chúa Giêsu khác với xương sọ của thánh nữ Agnes ở Piazza Navona tại Rôma?”
Từ “thánh tích” theo nghĩa đen là “vật còn lại”. Thánh tích có thể là một phần cơ thể, thậm chí là quần áo của vị thánh đó đã
sử dụng, để nhắc nhớ điều thánh nhân
đã làm.
Tuy nhiên, cũng quan
trọng như thánh tích, Thánh Tâm Chúa Giêsu là điều khác, không là “vật còn lại”. Đó là
trái tim thực sự bằng máu thịt vẫn đập nhịp vì mỗi chúng ta. Đó là biểu tượng tính nhân
đạo và yêu thương của Ngài, tình yêu không lý thuyết suông hoặc tình toán, nhưng hiện hữu và trắc ẩn.
Làm sao đi vào sâu
trong Thánh Tâm Chúa Giêsu?
Chúa Giêsu không như Julius Caesar hoặc Napoleon hoặc Churchill. Ngài còn hơn là nhân vật lịch sử mà chúng ta biết qua sách báo. Ngày nay Ngài vẫn sống, có thể tiếp cận mà không nhân vật lịc sử nào như vậy.
Vì Ngài có thật, hiện hữu và hoạt động trong cuộc đời chúng ta,
chúng ta có cơ hội biết Ngài theo
cách mà chúng ta không thể biết ai khác. Ngài sẵn sàng với chúng ta.
Ngài mạc khải trái tim Ngài cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta nhận biết Ngài. Thế nên, chẳng hạn khi chúng
ta đọc Phúc âm,
chúng ta không chỉ đọc những từ ngữ vô hồn. Ngài nói riêng với mỗi chúng ta,
vì Lời Ngài hằng sống. Muốn nhận biết Ngài, chúng ta phải dành thời gian cho
Ngài, trò chuyện với Ngài, mở rộng cuộc đời mình đối với Ngài.
“Chúa Giêsu sẽ làm gì?” hay “Tôi sẽ làm gì nếu tôi là Chúa
Giêsu?”
Đó là sự cám dỗ thường tình đối với chúng ta về Chúa Giêsu. Chúng ta “tái tạo” Ngài theo hình ảnh của chúng ta thay vì để Ngài tái tạo trái tim
chúng ta theo hình ảnh Ngài. Thế nên đối với nhiều người, “làm điều Chúa Giêsu làm” nghĩa là làm thích nghi “quyền của Chúa Giêsu”
vì quyết định và cách chọn lựa của Ngài. Chúng ta nói: “Tôi nghĩ Chúa Giêsu không làm
vậy” mà không
có nền tảng thực tế khác với trức giác của chúng ta.
Để vượt qua điều này, chúng ta cần khiêm nhường từ tâm khảm. Chúng ta cần xin Chúa
Giêsu gởi Chúa Thánh
Thần đến dạy dỗ chúng ta. Chúng ta cần học hỏi cách sống của Ngài, Lời Ngài, và hành động của Ngài. Chúng
ta phải ngoan ngoãn
mở lòng trí để Ngài có thể dạy chúng ta và
tái tạo chúng ta.
May thay, chúng ta có sự hướng dẫn chắc chắn của giáo hội theo nỗ lực của Ngài, điều này giải thoát chúng ta khỏi tính chủ quan mà chúng ta dễ mắc phải. Nếu chúng ta hiểu Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài không
phù hợp với những gì giáo hội dạy, chúng ta cần ngoan ngoãn thay đổi.
Lòng tôn sùng Thánh
Tâm Chúa Giêsu là lòn tôn sùng “thực tế” thế nào?
Công giáo rất thực tế. Chính Chúa Giêsu cũng rất “tự nhiên”. Ngài
chọn sinh ra nơi hang chiên lạnh giá. Ngài làm nghề mộc. Ngài làm rượu. Ngài đi bộ đường dài. Ngài
lật đổ những chiếc bàn trong Đền thờ. Ngài chữa lành người mù bằng cách nhổ nước bọt xuống đất và trộn thành loại bùn bôi vào
mắt người mù. Ngài biết khi người phụ nữ bị băng huyết chạm vào áo mình
và có một sức mạnh xuất ra từ Ngài.
Chúa Giêsu hơn hẳn thuyết duy tâm riêng tư (esoteric spiritualism) tạo thành điều cốt lõi trong tâm linh Đông phương (Eastern spirituality). Lòng
sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là bí tích sâu xa – luôn luôn hòa quyện những thứ vô hình và hữu hình, vật chất và tinh thần. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu mời gọi chúng ta yêu thương ở nơi đây và ngay bây giờ, cụ thể, thực tế, như chính Chúa Giêsu đã làm. Không lý thuyết suông mà rất thực tế.
Tôi là ai và được tạo thành làm gì?
Mỗi chúng ta đều được tác tạo giống hình ảnh Thiên Chúa, và qua bí tích Thánh Tẩy chúng ta được trở nên người con trong Chúa Con. Chúng ta
được nên giống Chúa Giêsu, nghĩ như Chúa Giêsu, hành đông như Chúa Giêsu. Ngài hoàn hảo, điều mà mỗi chúng ta nên mơ ước. Nhưng chúng ta được mời gọi nên giống Ngài không là cải trang bề ngoài, như cải trang vui lễ hội Halloween,
nhưng là thay đổi từ bên trong. Chúng ta được kêu gọi để Ngài tái tạo trái tim chúng ta nên giống Thánh Tâm Ngài.
Tại sao Thánh Tâm Chúa Giêsu cực kỳ quan trọng?
Trái tim biểu hiện con người ở mức sâu xa nhất và chân thật nhất. Thánh Tâm
Chúa Giêsu thể hiện tình yêu nồng nàn đối với Chúa Cha và mỗi chúng ta.
Thánh Tâm Chúa Giêsu thể hiện các quy luật, sự nhận thức, khát vọng, quyết tâm, lòng trắc ẩn, sự dịu hiền. Thánh Tâm
Chúa Giêsu là động lực khiến chúng ta hành động và làm cho
chúng ta là chính mình.
Thánh Tâm Chúa Giêsu
liên quan Mẫu Tâm Vô Nhiễm thế nào?
Chúa Giêsu và Mẹ Maria luôn ở cùng nhau. Không thể có Chúa Giêsu mà thiếu Đức Mẹ, cũng như bạn không thể có Chúa Giêsu mà thiếu Giáo hội.
Mẹ Maria dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu,
nhưng Chúa Giêsu
cũng vui thích khi chúng ta sùng kính Mẹ của Ngài. Chúa
Giêsu nói với thánh
Gioan: “Này là Mẹ của anh” (Ga 19:27). Đức Mẹ là tặng phẩm của Chúa Giêsu
trao cho chúng ta từ trên Thánh
giá. Mẫu Tâm Đức Maria phản ánh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trái tim các Ngài hòa chung một nhịp đập: với sự tuân phục Thánh Ý Chúa Cha, lòng thương xót tội nhân, lòng ước muốn cho Nước Cha trị đến. Đây là lý do Giáo hội trao cho chúng ta hai lễ trọng này: lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và lễ Mẫu Tâm Vô Nhiễm (Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ).
Hai lòng sùng kính này
có quan trọng đối với các linh mục?
Các linh mục được mời gọi một cách đặc biệt để noi gương Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm. Giáo dân
có quyền hy vọng các linh mục cố gắng chân thành và thực sự phản ánh Chúa Kitô, cả về sự tốt lành và
chân thật. Các linh mục không hoàn hảo và luôn được mời gọi hoán cải, nhưng vẫn có trách
nhiệm đặc biệt. Đây là điều không thể nếu không nhờ sự cầu nguyện liên lỉ của giáo dân cho linh mục.
Để lớn lên trong đức tin và đức ái, chúng ta cần cảm nghiệm tình yêu của Chúa Kitô. Chúng ta cần hiểu tình yêu ấy, cảm nhận tình yêu ấy, nắm bắt tình yêu ấy, quy phục tình yêu ấy, đắm mình vào
trong tình yêu ấy. Chỉ có sự trải nghiệm tình yêu mạnh mẽ về việc được chính Thiên Chúa yêu thương vô điều kiện thì mới khả dĩ làm chúng
ta yêu mến Ngài và yêu
thương tha nhân
như chúng ta
mong ước. Bằng cách nào?
Các thánh – bắt đầu với thánh sử Gioan – luôn dạy chúng ta rằng chúng ta chỉ có thể yêu thương khi chúng ta cảm nghiệm mình được yêu thương. Chỉ nhờ cảm nghiệm tình yêu mãnh liệt Ngài dành
cho chúng ta thì chúng ta mới có thể yêu mến Ngài và yêu thương tha nhân.
Tình yêu không là thứ chúng ta “chế tạo” trong
chính mình hoặc là kết quả của sức mạnh của ý chí thuần túy. Như thánh Phaolô nói, đó là tình yêu của chính Thiên Chúa đã tuôn đổ vào chúng ta nhờ Chúa Thánh
Thần (x. Rm
5:5). Trước khi đó là
điều chọn lựa thì tình
yêu đã là tặng phẩm của Thiên Chúa.
Chất liệu thánh
Dĩ nhiên. Nhưng trong mắt Thiên Chúa, mỗi chúng ta đều là thánh nhân đang hình thành. Khi Thiên Chúa đoái nhìn
ching1 ta, Ngài thấy chúng ta là
các thánh mà Ngài đã tác tạo, vì tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh. Đó là mục đích chúng ta được tạo dựng.
Thiên Chúa luôn nói sự thật nhưng Ngài không mất thời gian tranh
luận với người ta về nhu cầu phải là đúng.
Ngài chỉ quan tâm làm
điều tốt và hoàn tất sứ vụ được giao phó.
Điều tốt nào là sự thật nếu người ta không biết đó là đúng?
Có một điều là sự thật và giúp người ta nắm bắt. Có điều khác đang được tranh luận và cố gắng chứng tỏ chúng ta đúng. Chúa Giêsu nói rằng Ngài đến thế gian để làm chứng cho sự thật và “ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi” (Ga 18:37). Ngài muốn mọi người tin và trở nên hoàn toàn chân thật, nhưng Ngài cũng
không ép ai làm vậy. Ngài làm
cho sự thật có sẵn đối với những ai muốn. Chúa Giêsu nhận ra rằng con người chỉ chân thật khi tìm kiếm chân lý hoặc chỉ sáng suốt và tranh luận vì chân lý. Ngài không có thời gian tranh luận về chân lý.
Chúa Ba Ngôi là một cuốn sách khác –
cuốn sách mà có
thể bạn đang “nghiên cứu”, được trao ban sự phong phú – nhưng vì bạn đã ấp ủ điều đó trong cuốn sách đó: Nếu Đức Giêsu và Thiên Chúa là một với Chúa Thánh
Thần, tại sao Đức Giêsu tạo uy tín nơi Chúa Cha qua Phúc âm?
Qua Phúc âm, Chúa
Giêsu cho thấy rằng Ngài luôn biết mọi thứ Ngài có, là chính Ngài, đến từ Chúa Cha,
Ngài vui mừng tạo uy tín nơi Chúa Cha và “làm cho Ngài thành Đền thờ” nếu bạn muốn. Ngài thích làm vinh danh Chúa Cha. Mặc dù Chúa Giêsu đồng bản thể với Chúa Cha
(consubstantial with the Father), và không là thụ tạo như chúng ta, Ngài vẫn trao cho chúng ta tấm gương kỳ diệu về đức khiêm nhường: Hãy để Thiên Chúa
là Đền thờ!
Tại sao sự khiêm nhường và sự tự hạ lại quan trọng đối với sự phát triển tâm linh?
Khiêm nhường không chỉ quan trọng mà còn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển tâm linh. Chúng ta thường là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình. Chúng ta tìm kiếm chính mình khi đáng lẽ phải tìm kiếm Thiên Chúa. Ý muốn của chúng ta bị bóp méo chỉ trong nháy mắt, điều chúng ta làm cho Chúa và cho tha nhân lại bất ngờ trở thành cho
chính mình. Để biết chúng ta không là gì và không thể làm gì là điều khôn ngoan nhất, với điều kiện điều đó được kết hợp với việc nhận biết rằng chúng ta có thể làm được tất cả nhờ Thiên Chúa.
Chúng ta nghĩ về Thiên Chúa là người cung cấp. Ở đây có một bài học: Bài học riêng biệt, có thể cho mỗi người nam và nữ? Phụ nữ thường nghĩ về đàn ông là “nhà cung cấp”, và đàn ông thường nghĩ mình phải vậy. Có thể là không thực tế? Thánh Tâm Chúa Giêsu có cách “chấn chỉnh” sự hỗn độn trong mối quan hệ giữa hai phái sau nhiều thập niên làm ngơ tông thư Sự Sống Con Người (Humanae Vitae)?
Chắc chắn đàn ông và
phụ nữ quan hệ với Chúa Giêsu
khác nhau, đây là điều tốt và thích hợp. Thiên Chúa muốn mỗi chúng ta yêu mến Ngài như chính mình,
chứ không như người khác. Mỗi người phải yêu bằng tình chất
(temperament) mà Ngài đã nhận, bằng phẩm chất và thiên
phú đặc biệt, bằng tất cả kinh nghiệm đau thương và kỳ diệu. Thực sự con người đôi khi khó nhận biết sự lệ thuộc tuyệt đối (absolute
dependence) vào Thiên Chúa, nhưng sự kiêu ngạo chi phối tất cả chúng ta, và
làm chúng ta muốn là tạo hóa của chính mình (our own creators), trách nhiệm thuộc về chính chúng
ta. Đó không là đường lối của Thiên Chúa!
Chúa Giêsu khao khát
thế nào, cần mọi thứ thế nào?
Đó là điều mầu nhiệm để chúng ta
nghĩ rằng Thiên Chúa
đã cần chúng ta và
Chúa Giêsu thực sự “khao khát” chúng ta. Chúa Giêsu khao khát yêu thương. Nhưng Ngài khao khát tình yêu của chúng ta để tình yêu của Ngài khả dĩ làm chúng ta đầy tràn hoàn toàn. Tình yêu của chúng ta không lấp đầy điều thiếu ở nơi Chúa Giêsu, nhưng mở ra cho chúng
ta sự kết hiệp viên mãn mà
Ngài muốn đối với chúng ta.
Một tâm hồn có thể khôn ngoan thế nào?
Bạn có thể nhớ lại rằng sách Các
Vua quyển I tường thuật cách Thiên Chúa hỏi vua Solomon món quà nào mà ông thích khi khởi đầu triều đại, và vua
Solomon đã xin ơn khôn ngoan.
Thiên Chúa vui mừng với lời cầu xin này và nói: “Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3:12). Khôn
ngoan ám chỉ sự nhận thức thấu đáo về những gì thực sự là vấn đề và và khả năng phát hiện điều gì quan trọng để theo đuổi. Người khờ dại chú trọng quá nhiều về điều không đáng
giá và lãng phí, còn người khôn ngoan
tìm kiếm kho tàng thực sự và vĩnh cửu.
Đối thoại hòa bình thường đem lại bình an cho tâm hồn, phản chiến (antiwar) bảo vệ nhân dân.
Bình an đích thực trong Đức Kitô là gì? Điều đó có nghĩa gì khi gọi Chúa Giêsu là Hoàng Tử Hòa Bình (Prince of Peace)?
Hòa bình thực sự mà Chúa Giêsu đem lại là hòa giải với Thiên Chúa
(reconciliation with God). Ngài đem đến Thiên Chúa và quy tụ con người. Nơi Ngài, Ngài trở thành nhịp cầu nối kết Thiên Chúa với con người, đồng thời qua cuộc khổ nạn và sự chết của Ngài, Ngài triệt tiêu sự cừu địch khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa.
Tất cả mọi thứ bình an – dù
là bình an tâm hồn, bình an
trong nhân dân hoặc bình an giữa các quốc gia – đều là kết quả của sự bình an nền tảng này. Sự hỗn loạn và chia cách vì tội lỗi, Chúa Giêsu
đã “đại tu” và chữa lành.
Tại sao đưa Che Guevara vào sách?
Người ta thích nghĩ Chúa Giêsu là
nhà cách mạng
(revolutionary). Họ nghĩ Ngài là
là người chống “hệ thống”, chống chính quyền, và biến Chúa thành
“con người”. Tôi cố gắng chứng tỏ rằng khuôn mẫu này không bế tắc. Ngày nay không được ưa chuộng như “đức vâng lời”, khuôn mẫu này hình thành điều cốt lõi của việc Chúa Giêsu đáp lại Chúa Cha. Ngài yêu mến Chúa Cha và hoàn tất Thánh Ý trong mọi sự. Nhưng đức vâng lời của Ngài là
vâng lời vì yêu thương của một người con, không vâng lời vì bị ép buộc hoặc miễn cưỡng như một nô lệ. Chúng ta không thể nên giống Chúa Giêsu
nếu chúng ta
làm theo ý riêng mình.
Điều gì quan trọng nhất về Thánh Tâm Chúa Giêsu khi viết sách này?
Khi tôi viết sách này, tôi nhận thấy rõ ràng rằng Chúa Giêsu là giếng nước không bao
giờ cạn khô. Hằng ngày chúng ta có thể biết những điều mới lạ về Ngài, những điều ngạc nhiên và kỳ
diệu. Chúng ta
không bao giờ khánh kiệt sự phong phú của tính chất Ngài, và tình yêu Ngài dành cho chúng ta luôn luôn mới lạ và tốt đẹp. Điều này làm tôi nhận ra tại sao chúng
ta không bao giờ chán ở trên Trời. Chúa Giêsu không bao giờ cũ hoặc lỗi thời. Mỗi ngày sống với Ngài là một khám phá mới và và là một bước tiến mới trong tình
yêu vĩnh hằng của Ngài.
Thom. Aq. TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)