Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

TIN MỪNG HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT 9/12/2012 TUẦN 2 MÙA VỌNG NĂM C, Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng Năm C

Chúa Nhật Tuần II Mùa Vọng Năm C


BÀI ĐỌC I:  Br 5, 1-9
"Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi".
Trích sách Tiên tri Barúc.

Hỡi Giêrusalem, hãy cởi áo tang chế và sầu khổ của ngươi, hãy mặc lấy sự huy hoàng và vinh quang đời đời của Chúa mà Chúa ban cho ngươi. Chúa sẽ mặc cho ngươi áo công lý, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu ngươi. Vì chưng, Chúa sẽ tỏ bày huy hoàng của Chúa trong ngươi cho mọi kẻ trần gian. Vì Thiên Chúa sẽ đời đời gọi tên ngươi là Hoà bình trong công lý và Vinh dự trong hiếu nghĩa.
Hỡi Giêrusalem, hãy chỗi dậy, đứng nơi cao, và nhìn về hướng đông. Hãy nhìn con cái ngươi từ đông sang tây họp lại theo lệnh của Đấng Thánh, họ hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ. Họ bị quân thù dẫn đi xa ngươi, nhưng Chúa đã đem họ về cho ngươi  trong vinh dự như các hoàng tử. Vì Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa.
Theo lệnh Chúa, những cánh rừng, những cây có hương thơm, đã cho Israel núp bóng, vì Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang.  Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA:  Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Đáp:  Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan(c. 3).

1)Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan.      -  Đáp.       
2)  Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.      -  Đáp.
3)  Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.      -  Đáp.
4)  Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa.      -  Đáp.

BÀI ĐỌC II:  Pl 1, 4-6. 8-11
"Anh em hãy ăn ở trong sạch và không đáng trách, cho đến ngày của Đức Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, luôn luôn trong mọi lời cầu nguyện của tôi, tôi hân hoan khẩn cầu cho tất cả anh em, vì anh em đã thông phần vào việc rao giảng Phúc Âm từ ngày đầu cho tới nay. Tôi tin tưởng rằng Đấng đã khởi đầu việc lành đó trong anh em, cũng sẽ hoàn tất cho đến ngày của Đức Giêsu Kitô.



Vì Thiên Chúa làm chứng cho tôi rằng: tôi yêu mến tất cả anh em với tâm tình của Đức Giêsu Kitô. Điều tôi cầu nguyện bây giờ là lòng bác ái của anh em ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em xác định những điều quan trọng hơn, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Đức Kitô, anh em được Đức Giêsu Kitô ban cho dư đầy hoa quả công chính, hầu tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.  Đó là lời Chúa.

ALLELUIA:  Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 3, 1-6
"Mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Đời hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, còn em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitêđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đã kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa.



Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: "Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa".  Đó là lời Chúa.
Lc 3,1-6

ĐỂ THẤY ƠN CỨU ĐỘ

“Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.” (Lc 3,5-6)

Suy niệm: Người nhà nông, khi làm vườn, thường phát quang, nghĩa là chặt bớt những tán cây lớn nhằm cho mảnh đất trồng trọt có thể tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời. Mặc dù mặt trời luôn chiếu sáng, nhưng để tiếp nhận ánh quang, cần phải dẹp đi những gì gây cản trở. Cũng vậy, ơn cứu độ, Thiên Chúa đã sắm sẵn cho nhân loại, nhưng để “nhìn thấy”, người ta cần phải “phát quang” – nói theo Phúc Âm, đó là lấp những hố sâu, bạt những núi cao, uốn cho ngay những khúc quanh co… Việc “phát quang” cũng chẳng đơn giản, vì nó đòi người ta cắt tỉa chính mình. Như Dakêu, sau khi ông đứng lên tuyên bố mình sẽ người nghèo phân nửa tài sản, và đền bù gấp bốn cho những người bị ông làm thiệt hại, sau hành động hào phóng ấy, Chúa Giêsu bảo: “Hôm nay nhà này có ơn cứu độ” (x. Lc 19,1-10).

Mời Bạn: Những gì đang cản trở khiến bạn không “nhìn thấy ơn cứu độ? Kiêu căng? Tham lam? Đam mê lạc thú? Bạn xin ơn Chúa giúp nhận diện những cản trở rồi can đảm để “phát quang” chúng.

Sống Lời Chúa: Dành thời gian duyệt xét toàn bộ đời sống của bạn để nhận diện những nết xấu của mình và quyết tâm sửa bỏ ít là một tật xấu chủ yếu trong Mùa Vọng này.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đem ơn cứu độ đến cho người thế, cụ Simêôn đã mãn nguyện khi nhìn thấy ơn cứu độ; xin cho con biết say mê điều Chúa mang đến, để tích cực tìm kiếm và can đảm dẹp đi những cản trở, hầu nhìn thấy ơn cứu độ Chúa ban.

CHÚA NHẬT 9/12/2012 TUẦN 2 MÙA VỌNG NĂM C, Chân Phước Gabriel Ferretti (1385 - 1456). Chân Phước Juan Diego (1474-1548

Chân Phước Gabriel Ferretti
(1385 - 1456)


Gabrien sinh trưởng trong một gia đình giầu có, đạo đức nên ngài được thừa hưởng nền giáo dục tôn giáo vững chắc. Vào năm 18 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô và được thụ phong linh mục năm 25 tuổi. Sau đó không lâu, ngài đi giảng phòng trong các giáo xứ trên toàn nước Ý, và đó là một công việc ngài đã thi hành trong 25 năm một cách thành công.
Ngài có nhiều nhân đức cũng như nhiều chức vụ mà ngài được giao phó. Ngài không bao giờ né tránh việc lao động, hoặc ngần ngại đương đầu với những vấn đề giao tế cá nhân. Là một người đạo đức và khiêm tốn, có lần trên đường đến Assissi, khi dừng chân cầu nguyện tại nhà thờ ở Foligno, ngài bị tưởng lầm là một thầy dòng Phanxicô nên bị thầy dọn lễ gọi lên giúp lễ cho một linh mục. Cha Gabrien khiêm tốn vâng lời. Thánh Lễ cử hành một cách tốt đẹp, cho đến khi có một linh mục nhận ra ngài là vị bề trên tỉnh dòng thì đã quá trễ, và thầy phụ trách việc dọn lễ bị khiển trách. Cha Gabrien đã bênh vực thầy, và nói, "Ðược giúp lễ là một đặc ân cao trọng. Các thiên thần cũng muốn được như thế. Do đó đừng khiển trách thầy ấy vì đã cho tôi vinh dự này!"
Tình yêu Thiên Chúa và Ðức Trinh Nữ Maria của Cha Gabrien được biểu lộ trong các bài giảng. Tình yêu ấy đã được đáp trả bằng cách Thiên Chúa cho ngài được thị kiến Ðức Kitô cũng như Mẹ Maria.
Ngài từ trần năm 1456 giữa sự luyến tiếc của các anh em tu sĩ dòng.

Chân Phước Juan Diego
(1474-1548

Lúc đầu người ta gọi ngài là Cuauhtlatohuac ("Con đại bàng cất tiếng"), tên Juan Diego thì mãi mãi đi liền với Ðức Mẹ Guadalupe vì chính ngài là người được Ðức Mẹ hiện ra ở đồi Tepeyac lần đầu tiên vào ngày 9-12-1531.

Ông là một thổ dân nghèo hèn, 57 tuổi, goá vợ, tên thật là Cuatitlatoatzin và sau khi rửa tội có tên là Juan Diego. Vào buổi sáng thứ Bảy, 9 tháng Mười Hai 1531, ông đến nhà nguyện gần đó để tham dự lễ kính Ðức Mẹ. Khi đang đi trên ngọn đồi gọi là Tepeyac thì ông nghe có tiếng nhạc du dương như tiếng chim hót. Sau đó một đám mây sáng chói xuất hiện, đứng trên đám mây là một trinh nữ người thổ dân mặc y phục như công chúa của bộ lạc Aztec. Trinh nữ nói chuyện với ông bằng tiếng bản xứ và sai ông đến với Ðức Giám Mục của Mexico, là một tu sĩ dòng Phanxicô tên Juan de Zumarraga, và yêu cầu đức giám mục xây cất một nguyện đường nơi Trinh Nữ hiện ra.

Dĩ nhiên vị giám mục không tin, và bảo Juan Diego xin Trinh Nữ cho một dấu chỉ. Trong thời gian này, người chú của ông bị bệnh nặng. Ðiều đó khiến ông cố tránh né không muốn gặp Trinh Nữ. Tuy nhiên, đức trinh nữ tìm ông, đảm bảo với ông là người chú sẽ khỏi bệnh, và bảo ông hái các bông hồng quanh đó để làm bằng chứng với vị giám mục. Lúc ấy là mùa đông thì không thể có bông hoa nào mọc được, nhưng lạ lùng thay, gần chỗ Trinh Nữ hiện ra lại đầy dẫy những hoa hồng tuyệt đẹp. Và ông đã dùng chiếc áo tơi của mình để bọc lấy các bông hồng đem cho vị giám mục.

Trước sự hiện diện của đức giám mục, ông Juan Diego mở áo tơi ra và bông hồng đổ xuống tràn ngập khiến vị giám mục phải quỳ gối trước dấu chỉ lạ lùng ấy. Lạ lùng hơn nữa, trên chiếc áo tơi lại có in hình Ðức Trinh Nữ như ngài đã hiện ra với ông ở đồi Tepeyac. Ðó là ngày 12 tháng Mười Hai 1531.

Sau đó, người ta không đề cập gì nhiều đến Juan Diego. Có lúc ông sống gần một ngôi đền được dựng ở Tepeyac, được mọi người kính trọng như một giáo lý viên thánh thiện, vô vị lợi và đầy lòng nhân ái qua lời nói cũng như gương mẫu.

Trong chuyến tông du năm 1990 đến Mễ Tây Cơ, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã xác nhận một nghi thức có từ lâu đời nhằm vinh danh Juan Diego qua việc phong chân phước cho ông.

Lời Bàn

Thiên Chúa mong đợi Juan Diego đóng một vai trò khiêm tốn nhưng bao la trong việc đem Tin Mừng cho người dân Mễ Tây Cơ. Cố vượt qua sự lo sợ cũng như sự hồ nghi của Ðức Giám Mục Juan de Zumarraga, chân phước Juan Diego đã cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa khi ông cho dân chúng thấy rằng Tin Mừng của Chúa Giêsu thì không riêng cho một ai. Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nhân cơ hội phong chân phước này để thúc giục người Mễ Tây Cơ hãy nhận lấy trách nhiệm rao truyền cũng như làm chứng cho Tin Mừng.

Lời Trích

"Cũng như các nhân vật trong phúc âm xưa đại diện chung cho mọi dân tộc, chúng ta cũng có thể nói rằng Juan Diego đại diện cho những người thổ dân đã chấp nhận Tin Mừng của Ðức Giêsu, nhờ sự trợ giúp của Mẹ Maria, là người luôn luôn sát cánh với hành động của Con Mẹ và sự phát triển của Giáo Hội, như khi ngài hiện diện với các Tông Ðồ trong ngày Hiện Xuống" (Bài giảng lễ phong chân phước của ÐGH Gioan Phaolô II).


Trích từ NguoiTinHuu.com

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

THỨ SÁU 7/12/2012 TUẦN 1 MÙA VỌNG NĂM C, Kỷ niệm ngày trong Mùa Vọng

Kỷ niệm ngày trong Mùa Vọng


Kitô hữu hoạt động làm những điều đặc biệt để đánh dấu các mục đích thiêng liêng của mùa Vọng. Nhiều nhà thờ có các dịch vụ đêm thứ tư giống như trong Mùa Chay, chỉ với rất nhiều lời khen ngợi hơn, niềm vui, và bài ​​hát. Những người đến thường được mời để thú nhận tội lỗi của họ trước khi một linh mục hay bộ trưởng và sau đó tổ chức phát hành từ những tội lỗi, hoặc tham gia trong lời cầu nguyện của nhóm sau đó. Dàn đồng ca nhạc thực hành trong một tĩnh mạch cổ điển hơn, đặc biệt là Messiah của Handel . Nhà nguyện và phòng cầu nguyện mở lâu hơn. Trong phụng vụ 'nhà thờ, luôn có một số tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo tôn thờ và giáo dân về việc liệu các bài thánh ca Giáng sinh có thể được hát trong mùa Vọng. Các thỏa hiệp thông thường là các bài hát Giáng sinh bắt đầu đến trong một hoặc hai tuần trước Giáng sinh.
Tại Mỹ, hầu hết mọi người bắt đầu Giáng sinh của họ sau khi Lễ Tạ ơn (thứ năm thứ tư của tháng mười), mặc dù các công ty cửa hàng và các nhà bán lẻ cố gắng để di chuyển nó đến sự bắt đầu của tháng mười một cho lợi nhuận vì lợi ích. (Ở đây vào năm 2011, cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ra thêm nhiều cửa hàng hơn bao giờ hết Christmasize Tháng Mười Một). Ngày lễ Tạ ơn thực sự là khá thích hợp cho Mùa Vọng, mặc dù nó là một vài ngày trước khi mùa giải bắt đầu. Mùa Vọng là một sự chuẩn bị , và cách tốt nhất để bắt đầu chuẩn bị với một trái tim biết ơn .
Trong Mùa Vọng, như trong phần còn lại của năm, các Kitô hữu nhớ nhân vật hàng đầu trong lịch sử của họ. Các vị thánh chính của mùa này là Nicholas of Myra (hiện đại Demre, Thổ Nhĩ Kỳ), vào ngày 06 tháng 12. Đó là lễ kỷ niệm ngày của mình và danh tiếng của mình để tặng quà cho trẻ em nuôi tên và nhiệm vụ của Santa Claus. Ông dường như có cha mẹ rất giàu có người đã qua đời trong một trong các dịch bệnh đã được phổ biến trở lại sau đó. Ngài đã nhận được thừa kế, nhưng bắt đầu cho nó đi cho người nghèo, trẻ em bị bệnh, và thủy thủ. Ông đã bị bỏ tù trong nhiều năm bởi Hoàng đế (như hầu hết các nhà lãnh đạo Kitô - nếu họ không chết). Khi ông được thả, ông là khá mỏng, nhưng đã đi trở lại của mình cách cho . Ông là một trong các giám mục tại Hội đồng Nicaea năm 325. Ông qua đời năm 343 AD. Lucia (ngày 13 tháng 12) được đánh dấu bằng nướng và ăn bánh đặc biệt, và một kỷ niệm của tất cả các loại đèn chiếu sáng (một phần ngoại giáo có nguồn gốc, và cuối cùng bắt nguồn từ cực quang). Mặc dù cô ấy là Sicilian, ngày của bà là nhiều tổ chức ở Scandinavia.Ambrose của Milan (ngày 07 tháng 12) là một giám mục, một trí thức, và là một nhân vật quan trọng trong việc định hình niềm tin về Chúa Kitô. Ngày lễ cho Daniel và Young Men 3 (17 tháng 12) là có ý nghĩa đặc biệt đối với Chính Thống Giáo và Đông-nghi thức nhà thờ. Người môn đệ Thomas có một ngày của mình vào ngày 21 tháng 12, nó là một ngày tốt để suy nghĩ và cầu nguyện về sành điệu , thử nghiệm, và đặt câu hỏi về những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta, đặc biệt là những gì đang được giảng dạy về Đức Chúa Trời.
Ngày sau Giáng sinh (26 tháng 12) là ngày của vị tử đạo Kitô giáo đầu tiên, Stephen , nó sẽ được đặt ngay sau lễ Giáng sinh giữa niềm vui của chúng tôi để nhắc nhở chúng ta về những người đã chết để mang lại cho chúng tôi. Trong một số truyền thống, ngày lễ của Stephen là khi họ ghé thăm gia đình và bạn bè. Ở Anh, Ngày Thánh Stephen được gọi là Boxing Day , là ngày mà các giáo hội đã mở ra hộp bộ sưu tập kỳ nghỉ của họ và phân phối nội dung cho người nghèo và thiếu thốn. Boxing Day cũng là một thời gian cho kịch câm, diễn xuất ra các câu chuyện truyền thống với các nhân vật cổ phiếu.



TIN MỪNG HẰNG NGÀY THỨ SÁU 7/12/2012 TUẦN 1 THƯỜNG NIÊN C, "Tin vào Chúa Giêsu, hai người mù được chữa lành".



Thứ Sáu Tuần I Mùa Vọng Năm C 



Bấm vào đây đọc Lời Chúa tiếng Anh

BÀI ĐỌC I: Is 29, 17-24

"Ngày đó mắt người mù sẽ được xem thấy".

Trích sách Tiên tri Isaia.


Đây Chúa là Thiên Chúa phán: Không còn bao lâu nữa, Liban sẽ trở nên lùm cây, và lùm cây sẽ trở nên cánh rừng. Ngày đó, người điếc sẽ được nghe lời Sách Thánh, và từ bóng tối, mắt người mù sẽ được xem thấy. Những người hiền lành sẽ càng thêm vui mừng trong Chúa, và những kẻ nghèo khó sẽ nhảy mừng trong Đấng Thánh của Israel. Vì chưng, người ỷ thế sẽ thất bại, kẻ khinh người sẽ bị hổ ngươi, người mưu toan gian ác sẽ bị tiêu diệt. Đó là kẻ dùng lời nói để cáo gian người khác, kẻ ra cửa thành mà đánh lừa người xử kiện, kẻ lấy sự nhỏ nhoi mà hiếp đáp người công chính. Vì thế, Chúa, Đấng cứu chuộc Abraham, phán cùng nhà Giacóp lời này: Từ đây Giacóp sẽ chẳng còn phải hổ ngươi và đỏ mặt; nhưng khi xem thấy con cháu mình là công trình của tay Ta, đang ca ngợi danh thánh Ta giữa nhà Giacóp, thì chúng sẽ ngợi khen Đấng Thánh của Giacóp và tuyên xưng Thiên Chúa Israel. Và tâm trí lầm lạc sẽ được hiểu biết; người lẩm bẩm sẽ học biết lề luật. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 26, 1. 4. 13-14
Đáp: Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi (c. 1a).

1) Chúa là sự sáng, là Đấng cứu độ, tôi sợ chi ai? Chúa là Đấng phù trợ đời tôi, tôi sợ gì ai? - Đáp.

2) Có một điều tôi xin Chúa, một điều tôi kiếm tìm, đó là tôi được cư ngụ trong nhà Chúa suốt đời tôi, hầu vui hưởng sự êm đềm của Chúa, và chiêm ngưỡng thánh điện của Ngài. - Đáp.
3) Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa. - Đáp.

ALLELUIA: Is 45, 8

Alleluia, alleluia! - Hỡi các tầng trời, hãy đổ sương mai; hỡi ngàn mây, hãy mưa Đấng Công Chính, đất hãy mở ra và trổ sinh Đấng Cứu Chuộc. - Alleluia.



PHÚC ÂM: Mt 9, 27-31

"Tin vào Chúa Giêsu, hai người mù được chữa lành".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.


Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, có hai người mù chạy theo Chúa và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi Con vua Đavít, xin thương chúng tôi". Khi Chúa tới nhà, những người mù tiến lại gần Chúa. Chúa Giêsu phán bảo họ: "Các ngươi có tin rằng Ta có thể làm việc ấy không?" Họ thưa: "Lạy Thầy, có". Bấy giờ Chúa sờ vào mắt họ và phán: "Các ngươi tin thế nào, thì hãy được như vậy". Mắt họ liền mở ra, nhưng Chúa Giêsu truyền cho họ rằng: "Coi chừng, đừng cho ai biết". Nhưng vừa ra đi, họ liền đồn tiếng Người trong khắp miền ấy. Đó là lời Chúa.


Th. Ambrôsiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh Mt 9,27-31 

LẠY CHÚA, CHÚNG CON TIN! 

Chúa Giêsu nói với hai người mù: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng tôi tin.” Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: “Các anh tin thế nào thì được như vậy.” (Mt 9,28-29)

Suy niệm: Tháng 9/2012, cô Christine Hà, người Mỹ gốc Việt, đoạt chức vô địch giải đầu bếp danh giá toàn nước Mỹ mặc dù cô là người khiếm thị. Mất thị lực từ năm 16 tuổi do một chứng bệnh quái ác, cô đã dùng các giác quan khác để “thấy” và thể hiện niềm đam mê nấu ăn của mình khiến vị giám khảo khó tính Gordon Ramsay phải thốt lên: “Cô có đánh lừa chúng tôi rằng cô mù không đấy?” Bằng đam mê và nghị lực, cô Christine Hà đã “thấy” được. Thế nhưng để có thể thấy thực sự bằng đôi mắt đã mù của mình, và nhất là “thấy” được Thiên Chúa bằng đôi mắt tự nhiên của mình thì phải có đức tin. Chúa hỏi hai người mù có tin vào Ngài không, và ngay khi họ bày tỏ lòng tin, Chúa đã chữa lành cho họ: “Các anh tin thế nào thì được như vậy.”

Mời Bạn: Trong cuộc sống xô bồ nhiều lo toan này, lắm khi cái bóng của tiền bạc, thú vui, danh vọng quyền lực làm cho cặp mắt ta hoá mù không thấy được Chúa hiện diện nơi tha nhân nữa. Tôi có thao thức, khao khát được chữa lành bệnh mù này không? Năm Đức Tin này nhắc nhở chúng ta rằng chính Đức Tin là phương thế để ơn Chúa có thể chữa lành tật bệnh linh hồn cho tôi.

Sống Lời Chúa: Kiểm điểm đời sống mỗi ngày để biết được tật xấu lớn nhất của mình, và quyết tâm thực hiện một việc cụ thể để sửa bỏ khuyết điểm đó trong trong ngày hôm sau.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con tin vào quyền năng Chúa. Xin Chúa chữa lành tâm hồn con.






THỨ SÁU 7/12/2012 TUẦN 1 MÙA VỌNG NĂM C,Thánh Ambrôsiô (340?-397)



Thánh Ambrôsiô
(340?-397

Một trong các người viết tiểu sử về Thánh Ambrôsiô nói rằng: vào ngày Phán Xét Chung sẽ vẫn còn sự tách biệt giữa những người thích thánh nhân và những người cực kỳ ghét bỏ ngài. Thánh Ambrôsiô nổi tiếng là một người có những quyết định táo bạo ảnh hưởng đến đời sống của những người cùng thời.

Vào năm 33 tuổi, Thánh Ambrôsiô đã có tất cả mọi sự -- một sự nghiệp đầy hứa hẹn là luật sư, một vị thế quan trọng trong chính trường là tổng trấn Milan, ngoài ra ngài còn là người bạn và đồng chí với hoàng đế, cùng với một gia tài kếch sù.

Và rồi vị giám mục của Milan từ trần. Vào lúc ấy, khoảng năm 374, nhiều tà giáo muốn tiêu diệt Giáo Hội. Vị cố giám mục Milan từng hậu thuẫn cho lạc giáo Arian chống lại giáo huấn về thiên tính của Ðức Kitô. Vậy ai sẽ là người kế vị -- người Công Giáo hay người của phe Arian? Cả hai phe đụng độ nhau ở vương cung thánh đường và một cuộc bạo động xảy ra.

Duy trì trật tự công cộng là trách nhiệm của quan tổng trấn Ambrôsiô, nên ngài vội vã chạy đến nhà thờ và hùng hồn lên tiếng, không ủng hộ phe phái nào cả, nhưng ủng hộ sự hoà bình. Ngài xin dân chúng hãy bình tĩnh, kềm chế sự nóng nẩy và chọn lựa giám mục mà không cần phải xô xát.

Trong khi ngài đang nói, bỗng dưng có người hô to, "Bầu Ambrôsiô làm giám mục!" Thế là tất cả mọi người đều đồng thanh, "Ambrôsiô là giám mục!"

Các vị giám mục khác của tỉnh thì quá vui mừng khi được phủi tay trước vấn đề khó khăn này. Nhưng Ambrôsiô không dễ hy sinh một sự nghiệp đầy hứa hẹn để chấp nhận công việc của một giám mục đầy nguy hiểm -- một công việc ảnh hưởng đến tính mạng trong thời lạc giáo. Bởi thế Ambrôsiô bỏ trốn. Khi ngài cầu viện đến hoàng đế để thay đổi quyết định nói trên với lý do là ngài chưa rửa tội, vị hoàng đế lại tuyên bố rằng ông rất vui mừng khi chọn được quan tổng trấn thích hợp với chức giám mục. Ambrôsiô trốn tránh trong nhà của một nghị sĩ, nhưng ông này đã đem nộp Ambrôsiô khi ông biết quyết định của hoàng đế.

Không còn biết trốn vào đâu nữa, Ambrôsiô ra đầu hàng. Vì ngài bị ép buộc phải chấp nhận chức giám mục, nên sẽ không ai ngạc nhiên nếu ngài vẫn tiếp tục lối sống cũ, như trước khi được tấn phong. Tuy nhiên, ngay sau đó Ambrôsiô đã phân phát tài sản cho người nghèo và tự đặt mình dưới sự chỉ dẫn của Thánh Simplician để học thần học và Kinh Thánh.

Phe Arian tưởng rằng Ambrôsiô sẽ là giám mục "của họ" vì ngài từng là một viên chức của triều đình, và nhiều người trong chính quyền đều thuộc phe Arian. Nhưng Ambrôsiô đã dùng sở trường của một luật sư và tài hùng biện để chống lại phe Arian bất cứ nơi nào, dù ở nhà thờ, triều đình, thượng viện, hay ngay cả trong hoàng tộc. Tính ngoan cố của ngài khi không chấp nhận chức giám mục lúc đầu, nay lại trở thành vũ khí trong cuộc chiến chống lại lạc giáo và giúp ngài quyết tâm theo đuổi sự thánh thiện.

Khi người Goth xâm chiếm đế quốc và bắt nhiều người làm con tin, Ðức Giám Mục Ambrôsiô đã phải dùng chính tài sản của mình để chuộc. Ngài nói sự bác ái có giá trị nhất là chuộc kẻ tù đầy. Ngay cả các bình vàng của Giáo Hội, ngài cũng đem bán để lấy tiền chuộc. Ngài nói, "Cứu vớt các linh hồn cho Chúa thì tốt hơn là duy trì tài sản. Ðức Kitô đã sai các tông đồ đi rao giảng mà không có vàng bạc, và cũng không cần vàng bạc để thành lập Giáo Hội của Người. Giáo Hội làm chủ vàng bạc, không phải để tích trữ, nhưng để phân phối và giúp đỡ những người kém may mắn."

"Chắc chắn Chúa sẽ hỏi chúng ta: 'Tại sao con lại để quá nhiều người nghèo đói? Vì con có vàng bạc, con phải cấp dưỡng cho họ'& Có thể nào chúng ta trả lời rằng: 'Vì con không muốn để đền thờ của Chúa không được trang hoàng.' Nhưng những gì không mua được bởi vàng bạc thì cũng không có giá trị bởi vàng bạc. Phương cách tốt nhất để sử dụng vàng bạc của Ðấng Cứu Thế và hãy cứu vớt những người lâm cảnh hoạn nạn."

Ðức Giám Mục Ambrôsiô luôn luôn lưu tâm đến người nghèo hơn là quyền lực. Ngài thường khiển trách người giầu khi lãng quên người nghèo: "Thiên Chúa tạo nên vũ trụ trong một phương cách để tất cả những gì là của chung sẽ đem lại no ấm cho con người, và trái đất là sở hữu chung của tất cả mọi người. Tại sao bạn lại từ chối một người cũng có quyền đối với thiên nhiên như bạn? Của cải bạn cho người ăn xin không phải của chính bạn, nhưng đó là phần của người ấy mà bạn phải hoàn trả cho họ. Trái đất thuộc về tất cả mọi người. Bởi thế, bạn đang trả nợ mà lại nghĩ đang ban bố một ơn huệ."

Khi hoàng đế từ trần, Hoàng Hậu Justina, một người phe Arian, trở thành nhiếp chính cho đứa con trai bốn tuổi. Maximus, một cựu sĩ quan Rôma, biết rằng cái chết của hoàng đế sẽ làm suy yếu đế quốc nên dự định tấn công. Justina xin Ambrôsiô thương lượng với tên này. Mặc dù Justina là một kẻ thù, Ambrôsiô đã lên đường thi hành nhiệm vụ và đã thuyết phục được Maxima ngừng xâm lăng.

Thay vì biết ơn Ambrôsiô, Hoàng Hậu Justina lại yêu cầu Ðức Giám Mục Ambrôsiô trao lại vương cung thánh đường cho phe Arian. Thánh nhân trả lời rằng ngài không bao giờ nhường đền thờ của Thiên Chúa.

Dân chúng đứng về phe Ðức Giám Mục Ambrôsiô. Ngài thừa khả năng để thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ Justina. Nhưng ngài thận trọng không dùng bất cứ lời nói hay hành động nào để khích động dân chúng.

Khi một số người Công Giáo bắt giữ một linh mục phe Arian và kết án tử hình, Ðức Giám Mục Ambrôsiô đã nhân danh hòa bình xin tha cho vị linh mục này và nói rằng: Thiên Chúa sẽ phải đau khổ khi thấy cảnh máu chảy thịt rơi. Ðức Ambrôsiô gửi các linh mục và phó tế của ngài đến giải thoát cho vị linh mục Arian này.

Sau đó Hoàng Hậu Justina thuyết phục con mình ban bố luật lệ để hợp pháp hóa lạc giáo Arian và cấm người Công Giáo không được chống đối người Arian. Không ai có thể đệ trình một thỉnh cầu chống với một tổ chức tôn giáo đang có thế lực.

Vào Chúa Nhật Lễ Lá, trong bài giảng, Ðức Giám Mục Ambrôsiô tuyên bố không nhường lại các nhà thờ. Cả giáo đoàn, vì lo sợ cho tính mạng, đã phòng thủ trong nhà thờ với vị chủ chăn là Ðức Giám Mục Ambrôsiô. Quân triều đình bao vây chung quanh ngăn chặn mọi đường tiếp tế, để dân chúng vì đói mà phải ra đầu hàng. Cho đến ngày Chúa Nhật Phục Sinh, tất cả mọi người vẫn kiên trì phòng thủ.

Khi chạm trán với lực lượng bao vây, Ðức Giám Mục Ambrôsiô nói, "Vũ khí của tôi chỉ là nước mắt. Tôi không muốn từ bỏ nơi đây, nhưng tôi không chống cự bằng võ lực."

Ðể trấn an dân chúng đang khiếp sợ, Ðức Giám Mục Ambrôsiô dạy họ hát thánh vịnh do chính ngài sáng tác. Ngài chia cộng đoàn làm hai bên để đối đáp. Ðây là lần đầu tiên việc hát đáp ca được ghi nhận trong lịch sử Giáo Hội.

Tiếng nhạc và lời kinh vượt ra ngoài bốn bức tường của thánh đường và làm rúng động tâm hồn các binh lính. Không bao lâu, chính họ cũng cất tiếng phụ họa. Sự vây hãm chấm dứt.

Vì biết quân triều đình đang tập trung vào việc chống đối người Công Giáo, Maximus một lần nữa lại quyết định tấn công Rôma. Justina và hoàng tộc thật kinh hãi. Không biết trông vào ai, sau cùng họ lại quay về với người mà họ từng tấn công và đe dọa. Họ xin Ðức Giám Mục Ambrôsiô đến gặp Maximus và ngăn chặn sự tấn công.

Trong một hành động tha thứ có thể nói lạ lùng, Ðức Giám Mục Ambrôsiô lại thi hành nhiệm vụ cho kẻ thù. Khi Maximus từ chối thoả hiệp, ngài vội vã trở về để chuẩn bị. Justina và hoàng tộc trốn sang Hy Lạp, trong khi Ðức Giám Mục Ambrôsiô ở lại chống đỡ. May mắn thay, vị hoàng đế đông phương là Theodosius đã can thiệp và đánh bại Maximus. Tuy nhiên, sau đó Theodosius đã chiếm quyền kiểm soát toàn thể đế quốc Rôma. Theodosius là người Công Giáo và sau này trở thành người bạn chí thiết của Ðức Giám Mục Ambrôsiô.

Ðức Giám Mục Ambrôsiô từ trần năm 397, khoảng 57 tuổi. Lễ kính được đặt vào ngày 7 tháng Mười Hai, là ngày ngài "bị" tấn phong giám mục.


Trích từ NguoiTinHuu.com



Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

THỨ NĂM 6/12/2012 TUẦN 1 MÙA VỌNG NĂM C, Lịch sử của Mùa Vọng


Lịch sử của Mùa Vọng



Mùa Vọng , như chúng ta biết ngày nay, là một sáng tạo của các giáo hội phương Tây nhìn đến Rome với vai trò lãnh đạo. Có hai dòng chính chảy vào nó. Lần đầu tiên của Pháp, trong thế kỷ thứ tư, có thể là từ các nhà sư Celtic. Một thời gian khoảng sáu tuần trước khi Thánh Lễ Chúa Kitô đã được sử dụng như là một khoảng thời gian sám hối và cầu nguyện, một ít hơn Mùa Chay. Các dòng thứ hai đến từ Rome, nơi có một thực tế của việc có một tuần ba đến sáu nhanh chóng trong thời gian đó, họ đã phải đến nhà thờ thường xuyên. Đây là một cách nhanh chóng trước khi lễ Giáng sinh thời gian.
Các hình thức hiện tại của Mùa Vọng kết tinh dưới triều Giáo hoàng Gregory I, thiết lập chiều dài bốn tuần hiện tại, và viết tài liệu phụng vụ để sử dụng trong Mùa Vọng. Vào thế kỷ thứ 10, Celtic có được sẵn sàng 'lời cầu nguyện và thực hành đã được đưa vào mẫu La Mã. Sau đó, giáo hội đã thông qua một hệ thống màu sắc phụng vụ, và Mùa Vọng nhận được một màu tím không giống như mùa Chay. Thế kỷ 20 đã mang đến một sự tái khám phá niềm vui trong Mùa Vọng chuẩn bị. Điều này đã được tín hiệu giữa các người Tin Lành bằng cách sử dụng màu xanh (có hoặc không có một liên lạc của màu đỏ trong nó). Một số khu vực được đánh giá cao Công giáo (ví dụ, trong các bộ phận của Philippines) tổ chức các dịch vụ đặc biệt trên chín ngày trước lễ Giáng sinh (bắt đầu từ 16 tháng 12), như là một thờ phượng tuần cửu nhật.
Chính Thống Giáo Đông có một sự chuẩn bị cho Giáng sinh, cũng được gọi là nhanh Giáng sinh . Nó bắt đầu vào ngày sau ngày 14 tháng 11 St. Philip Lễ của Thánh Tông Đồ, và đi 40 ngày cho đến ngày 24 tháng 12.Nó nhiều hơn nữa như Western-Church Mùa Chay hơn Mùa Vọng, mặc dù nó không phải là nghiêm ngặt như Mùa Chay lớn của Chính thống giáo. Giống như trong Mùa Chay, mục đích nhanh Giáng sinh là để chuẩn bị thông qua sự ăn năn , và đó là một thời kỳ ảm đạm. Không ảm đạm trên Forefeast Giáng sinh (ngày 20-23 tháng 12), khi bài thánh ca Giáng sinh được hát mỗi ngày, và khi Giáo Hội Chính Thống Nga đưa lên treo hạnh phúc và biểu tượng trong các nhà thờ của họ. (Điều này là khi mùa thánh Chính Thống Giáo cảm thấy nhất như Advent Công Giáo hay Tin Lành). Ngày chặt chẽ là ngày 24 tháng 12, Giáng sinh Paramony , khi không có được ăn thức ăn đặc cho đến sau khi kinh chiều dịch vụ tối hôm đó.
Mùa Vọng đã rơi vào thời kỳ khó khăn. Đối với hầu hết mọi người, nó trở thành một thời gian để sẵn sàng cho bất cứ điều gì bạn đang làm với gia đình và bạn bè vào dịp lễ Giáng sinh, và không phải là một thời gian để sẵn sàng cho Đứa con của Chúa. Giáng sinh lớn hơn đã trở thành, càng có nhiều nó ​​nuốt chửng Mùa Vọng. Trong thực tế, bất cứ điều gì Giáng sinh-y điều chúng ta nghĩ như đang được thực hiện trước ngày Giáng sinh thực sự thực hiện trong Mùa Vọng. Tại Hoa Kỳ, tất cả mọi thứ sau Lễ Tạ Ơn giờ đây được coi như là một phần của lễ Giáng Sinh. Vấn đề chính không phải là Giáng sinh xen vào Mùa Vọng hoặc cách khác xung quanh. Ý nghĩa của Mùa Vọng được tìm thấy trong Giáng sinh. Các vấn đề thực sự mà mọi người không còn giữ của họ Giáng sinh tập trung vào Chúa Kitô, và sau đó Giáng sinh Christless mất lợi Đấng Christ từ Mùa Vọng .Thực hành Mùa Vọng là một mùa giải tôn giáo có thể giúp phục hồi Giáng sinh, nhưng nó không thể làm nó bằng chính nó. Nếu bạn không nhìn Chúa Giêsu mỗi ngày trong mỗi mùa, bạn sẽ bị mất Mùa Vọng, Giáng Sinh, Mùa Chay, và thậm chí Phục Sinh. Nó trở thành một làm cực khổ mệt mỏi, không phải là một lễ kỷ niệm yêu thương, đầy vội vã không dự đoán. Nó trở thành gia đình, tiền bạc hay hình ảnh chi tiêu hoặc maker không yêu thương của chúng tôi. Thậm chí còn có một số người công khai ủng hộ để cho thế giới có Giáng sinh, và sau đó các Kitô hữu có thể làm điều riêng của riêng của họ trên Epiphany. (Điều đó sẽ mang lại cho chúng gần như đồng bộ với Chính Thống Giáo dương lịch). Nhưng, tất nhiên, bàn cặp Mùa Vọng cũng như Giáng sinh.
Giáng sinh là một ngày của niềm vui, và nhiều nền văn hóa phi-Thiên Chúa mang đến sự pha trộn cũng tràn đầy niềm vui và do đó cũng phù hợp vào một bối cảnh Kitô giáo. Nếu bạn đã được Trung tâm Rockefeller ở thành phố New York, bạn biết làm thế nào lớn các đồ trang trí có thể được - cây Giáng sinh, đèn chiếu sáng trên các tòa nhà, các sứ giả thiên thần lớn với tiếng kèn của họ, tất cả đều đủ lớn để dường như một người lớn như chính thế giới rộng lớn dường như một đứa trẻ. Kỳ này hoàn toàn thuộc về lễ kỷ niệm của các Kitô hữu và mọi người khác. Nhưng như bạn nghĩ về điều đó, nhớ Christian từng có nhiều quyền như bất cứ ai khác để đưa con dấu của họ trên các nền văn hóa công cộng - đó là một vấn đề quan trọng của tự do con người của chúng tôi, và nó cần để được mạnh mẽ thực hiện hoặc nó quá sẽ được mất.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

TIN MỪNG HẰNG NGÀY THỨ NĂM 6/12/2012 TUẦN 1 MÙA VỌNG NĂM C, "Ai thực hiện ý Chúa Cha, sẽ được vào nước trời".

Thứ Năm Tuần I Mùa Vọng Năm C

 

BÀI ĐỌC I: Is 26, 1-6
"Dân công chính biết giữ sự trung tín, hãy tiến vào".
 
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, trong đất Giuđa, người ta hát khúc ca này: Sion là thành trì kiên cố của chúng ta, có tường thành và hào luỹ che chở, hãy mở cửa, và dân công chính biết giữ sự trung tín, hãy tiến vào. Sự sai lầm cũ đã qua đi, Chúa sẽ bảo tồn sự hoà bình. Sự hoà bình, vì chúng ta trông cậy nơi Chúa.
Hãy trông cậy Chúa đến muôn đời, trông cậy Chúa, Đấng quyền năng mãi mãi. Vì Người triệt hạ dân ở nơi cao, và hạ thấp những thành trì danh tiếng, Người hạ nó sát đất, chà đạp nó thấu bụi tro. Bàn chân người nghèo khó bước đi, và kẻ bần cùng sẽ đạp trên nó. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 117, 1 và 8-9. 19-21. 25-27a
Đáp: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! (c. 26a)
Hoặc đọc: Alleluia!
1) Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở. Tìm đến nương tựa Chúa thì tốt hơn nương tựa ở loài người; tìm đến nương tựa Chúa thì tốt hơn nương tựa những bậc quân vương. - Đáp.
2)Xin mở cho tôi các cửa công minh, để tôi vào và cảm tạ ơn Chúa. Đây là ngọ môn của Chúa, những người hiền đức qua đó tiến vào. Tôi cảm tạ Chúa vì Chúa đã nghe tôi,và đã trở nên Đấng cứu độ tôi. - Đáp.
3)Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ; thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến, từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đã soi sáng chúng tôi. - Đáp.
ALLELUIA: Is 40, 9-10
Alleluia, alleluia! - Hỡi người giảng tin mừng, hãy mạnh dạn cất lớn tiếng: Này Chúa là Thiên Chúa sẽ đến trong sức mạnh. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 7, 21. 24-27
"Ai thực hiện ý Chúa Cha, sẽ được vào nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Không phải tất cả những ai nói với Ta, 'Lạy Chúa, lạy Chúa!', là được vào nước trời, nhưng chỉ có người thực hiện ý Cha Ta ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời.


"Vậy ai nghe những lời Ta nói đây và đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên nền đá. Và hễ ai nghe những lời Ta nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn". Đó là lời Chúa.
Th. Nicôla, giám mục      Mt 7,21.24-27
KHỞI ĐỘNG MỘT CÔNG TRÌNH
Đức Giêsu nói: “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví như người khôn xây nhà trên tảng đá. Dù mưa sa, nước lũ hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.” (Mt 7,24-25)
Suy niệm: Các nhà du hành vũ trụ nói với chúng ta rằng công trình duy nhất của con người mà họ có thể nhìn thấy được khi bay ra ngoài quỹ đạo là Vạn Lý Trường Thành bên Trung Quốc. Vậy mà, bức tường thành vĩ đại này cũng phải bắt đầu bằng một viên đá, rồi kế tiếp với những viên đá khác. Vấn đề là phải can đảm bắt đầu, chứ không phải ngồi trước đống đá và… bất động! Đức Giêsu đã gọi đó là cung cách của người khờ dại: nghe Lời Ngài nhưng không xây dựng đời mình dựa trên Lời Hằng sống ấy như xây dựng trên những tảng đá.
Mời Bạn: Viên đá Lời Chúa tôi đặt xuống đời tôi hôm nay sẽ là nền tảng cho những viên đá của ngày mai, ngày mốt. Nghe Lời Chúa và quyết sống Lời ấy ngay bây giờ, ngay từ hôm nay là đã khởi động một công trình lớn nhất trong cuộc đời chúng ta rồi đấy! Đừng chần chừ gì nữa! Hãy xây dựng đời bạn, cách ứng xử, cách sống dựa trên nền tảng vững chắc là nghe Lời Chúa và đem ra thực hành ngay từ hôm nay.
Chia sẻ: Đời tôi đang xây trên cát hay trên đá? Tôi sẽ làm gì để xây trên đá?
Sống Lời Chúa: Tôi chọn một câu Lời Chúa làm ý lực sống và nỗ lực hết mình sống theo câu Lời Chúa ấy.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, chúng con thường xây nhà trên cát, vì chỉ thích thú nghe Lời Chúa dạy, nhưng lại không dám đem ra thực hành. Ước gì ngôi nhà đời chúng con được xây trên nền tảng vững chắc, đó là Lời Chúa, Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con. Amen.     (Rabbouni)