Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

TUẦN LỀ DI DÂN GIÁO PHẬN TP.HCM 01/2013

TUẦN LỀ DI DÂN GIÁO PHẬN TP.HCM 01/2013

KỶ NIỆM 10 NĂM
ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN CÙNG DI DÂN

Chủ đề:
“DI DÂN-CUỘC LỮ HÀNH CỦA ĐỨC TIN VÀ HY VỌNG”

TIN MỪNG HẰNG NGÀY THỨ BA 15/1/2013 TUẦN I MÙA THƯỜNG NIÊN C, "Ngài giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền".


Thứ Ba Tuần I Mùa Thường Niên Năm lẻ

 

Bấm vào đây đọc Lời Chúa tiếng Anh

Thứ Ba Tuần 1 Thường Niên

BÀI ĐỌC I: Dt 2, 5-12

"Đấng ban ơn cứu độ phải chịu khổ nạn để nên hoàn hảo".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.


Thiên Chúa đã không đặt dưới quyền các thiên thần vũ trụ tương lai mà chúng tôi đang nói đến. Nhưng có người đã minh chứng trong một đoạn sách kia rằng: "Nhân loại là gì mà Chúa nhớ đến, con người là gì mà Chúa đến viếng thăm? Trong một thời gian, Chúa đã hạ Người xuống kém các thiên thần; Chúa lại đặt trên đầu Người triều thiên vinh quang và danh dự; Chúa đã đặt Người cai trị các công trình tay Chúa tác thành; và bắt vạn vật quy phục dưới chân Người. Vì khi Ngài bắt vạn vật quy phục Người, Ngài không trừ ra vật nào khỏi phục tùng Người. Hiện nay chúng ta chưa thấy mọi sự phục quyền Người. Nhưng Đấng trong một thời gian bị hạ xuống kém các Thiên thần, là Đức Giêsu, chúng ta thấy Người được triều thiên vinh quang và danh dự vì cuộc tử nạn của Người, để nhờ ơn Thiên Chúa, Người chịu chết thay cho mọi người. Quả vậy, thật là thích hợp việc Chúa là nguyên nhân và cùng đích mọi vật, đã dẫn đưa nhiều con cái đến vinh quang và đã lấy cuộc khổ nạn mà làm cho Đấng đem lại ơn cứu rỗi được hoàn hảo. Vì chưng, Đấng thánh hoá và những người được thánh hoá, tất cả đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người không hổ thẹn gọi họ là anh em mà rằng: "Tôi sẽ cao rao danh Chúa cho anh em tôi; tôi sẽ ngợi khen Người giữa cộng đoàn". Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 8, 2a và 5. 6-7. 8-9.

Đáp: Chúa ban cho Con Chúa quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo (c. 7).
1) Lạy Chúa, lạy Chúa chúng con, nhân loại là chi mà Chúa nhớ tới? con người là chi mà Chúa để ý chăm nom? - Đáp.
2) Chúa dựng nên con người kém thiên thần một chút, Chúa trang sức con người bằng danh dự với vinh quang, Chúa ban cho quyền hành trên công cuộc tay Ngài sáng tạo, Chúa đặt muôn vật dưới chân con người. - Đáp.
3) Nào chiên, nào bò, thôi thì tất cả, cho tới những muông thú ở đồng hoang, chim trời với cá đại dương, những gì lội khắp nẻo đường biển khơi. - Đáp.



PHÚC ÂM: Mc 1, 21-28 

"Ngài giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

(Đến thành Capharnaum), ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét lên một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Đây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa. Đó là lời Chúa.

THỨ BA TUẦN 1 TN 


Mc 1,21-28 

LỜI NÓI ĐI ĐÔI VỚI CUỘC SỐNG 

Đức Giêsu và các môn đệ đi vào thành Capharnaum. Ngay ngày Sabat, Nguòi vào Hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (Mc 1,21-22)
Suy niệm: Ngày Sabat Chúa Giêsu vào hội đường giảng dạy... đuổi trừ ma quỷ… chữa lành bệnh nhân. Ngài đã làm tất cả các công việc ấy trước mặt và cùng với 4 môn đệ tiên khởi Ngài mới chọn gọi, không cần chờ đợi cho đến khi chọn đủ số 12! Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có quyền chứ không như các kinh sư: Các ông này có giảng dạy thì cũng chỉ nhắc lại các công thức đã học thuộc lòng, nhưng Đức Giêsu, khi giảng dạy là Người nói những điều từ nội tâm Người đã sống, cho nên có một uy thế hấp dẫn khác và nhất là có hiệu lực đối với các thính giả của Người.
Bạn nghĩ sao? Chúa Giêsu vào hội đường ngày Sabat, chẳng khác chi chúng ta đi lễ Chúa Nhật, Chúa cũng theo Lề Luật như mọi người. Có khi nào bạn cảm thấy giữ Lề Luật Giáo Hội như đi lễ, đi xưng tội… là nặng nề không nhỉ ?… Vậy mà chính Chúa Giêsu đã không nề hà việc sống theo Lề Luật!
Rồi Chúa Giêsu giảng dạy, gây ngạc nhiên cho người nghe, còn chúng ta, khi phải nhắc nhở con cái, em út, bạn bè về Chúa hay về Đức Kitô, chúng ta dạy dỗ nhắc nhở cách nào nhỉ? Bạn giống ai? Giống các kinh sư: lo dạy như kẻ làm thầy, kẻ cả, nhắc các công thức học thuộc lòng rỗng tuếch? Hay bạn giống Chúa Giêsu, như một “đầy tớ–chứng nhân” của Lời Chúa? Khác lắm bạn ạ!
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho lời nói của con luôn đi đôi với cuộc sống của con, để con có thể nên chứng nhân đích thực của Chúa!







THỨ BA 15/1/2013 TUẦN I MÙA THƯỜNG NIÊN C,Thánh Phaolô Ẩn Tu (233 - 345)


Thánh Phaolô Ẩn Tu
(233 - 345) 


Những gì chúng ta thực sự biết về cuộc đời Thánh Phaolô Ẩn Tu thì không rõ đó có phải là dữ kiện hay truyền thuyết.
Ðược biết ngài sinh ở Ai Cập, là nơi ngài mồ côi cha mẹ khi 15 tuổi. Ngài còn là một thanh niên có học thức và đạo đức. Trong thời kỳ bách hại của vua Decius ở Ai Cập năm 250, ngài buộc phải trốn tránh trong nhà của một người bạn. Sau đó sợ rằng người anh rể của mình sẽ đi tố cáo, ngài trốn vào sa mạc và ở trong một cái hang. Dự định của ngài là sẽ trở về nhà sau khi việc bách hại chấm dứt, nhưng cái êm đềm của sự cô quạnh và cái sung sướng của sự chiêm niệm đã khiến ngài thay đổi ý định ban đầu.
Ngài tiếp tục sống ở đó trong 90 năm. Nước uống thì ngài lấy từ con suối gần đó, thức ăn và vải che thân ngài lấy từ cây chà là. Sau 21 năm sống trong cô độc có một con chim hằng ngày đem cho ngài nửa ổ bánh. Trong cuộc sống tĩnh mịch đó ngài cầu xin cho thêá giới được tốt đẹp hơn.
Thánh Antôn làm chứng cho cuộc đời và cái chết thánh thiện của Thánh Phaolô Ẩn Tu. Bị cám dỗ cho rằng mình là người đầu tiên phụng sự Thiên Chúa nơi hoang dã, Thánh Antôn xin Thiên Chúa soi sáng để được biết điều ấy và ngài đã tìm thấy Thánh Phaolô, và thú nhận rằng Thánh Phaolô còn tuyệt hảo hơn ngài. Và chính Thánh Antôn là người đã chôn cất Thánh Phaolô Ẩn Tu, lúc ấy ngài được 112 tuổi và được coi là vị Ẩn Tu Ðầu Tiên.
Ngày lễ kính nhớ ngài được cử hành trong Giáo Hội Ðông Phương và ngài còn được nhắc đến trong nghi thức phụng vụ của Giáo Hội Coptic và Armenia.
Lời Bàn
Thánh ý và đường hướng của Thiên Chúa được thấy trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Ðược hướng dẫn bởi ơn sủng của Thiên Chúa, chúng ta có tự do để đáp lại lời mời gọi của Ngài qua những chọn lựa nhằm đưa chúng ta đến gần Chúa hơn, và giúp chúng ta lệ thuộc nhiều hơn vào Thiên Chúa, là Ðấng đã dựng nên chúng ta. Có khi những lựa chọn ấy dường như tách biệt chúng ta khỏi người thân quen. Nhưng thực sự, chúng lại đưa chúng ta gần với nhau trong lời cầu nguyện và trong tình bằng hữu.

Trích từ NguoiTinHuu.com