VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA
Một số nhà sư ở Thái lan đang di chuyển một bức
tượng Phật lớn bằng đất sét sang một ngôi chùa mới. Chính phủ đã tịch thu ngôi
chùa cũ và sẽ phá huỷ để chuẩn bị làm xa lộ mới.
Bỗng dưng, chiếc xe chở bức tượng này bị xụp ổ
gà. Chấn động đó làm nứt một đường thật lớn ngay giữa bức tượng. Các nhà sư la
lên một cách hoảng hốt và họ rất đau lòng.
Và rồi một điều bất ngờ đã xảy ra. Các nhà sư
nhìn thấy có ánh sáng lấp lánh bên trong đường nứt ấy. Họ dò xét và thật bàng
hoàng khi thấy rằng lớp đất nung ấy chỉ dày độ hai phân. Bên dưới lớp đất sét
là một bức tượng bằng vàng ròng.
Hiển nhiên vàng đã được bọc bằng lớp đất sét
trong bao thế kỷ trước đây để quân xâm lăng khỏi lấy mất. Hiển nhiên, nhiều nhà
sư đã chết vì cuộc xâm lăng này. Tuy nhiên, bức tượng vàng ròng này – trị giá
$200 triệu – vẫn được che giấu bên dưới lớp đất sét trong bao nhiêu thế kỷ.
Trong suốt thời gian này, hàng ngàn nhà sư đã
tụng kinh trước bức tượng. Nhưng không một ai dám mơ tưởng rằng bên dưới lớp
đất sét ấy là một kho tàng vĩ đại.
Chỉ khi một chấn động tình cờ xảy ra làm nứt lớp
đất sét thì người ta mới thấy được điều gì đó còn hơn cả bức tượng đất sét. Nó
bao bọc một kho tàng vô giá.
Điều đó đưa chúng ta đến bài Phúc Âm hôm nay. Nó
rất giống như bức tượng bọc bằng đất sét. Mới thoạt nhìn, dường như nó chỉ là
câu chuyện của một người bị thần dữ ám và ông ta vào hội đường khi Chúa Giêsu
đang giảng dạy.
Khi thần dữ bắt đầu la hét, Đức Giêsu ra lệnh nó
phải im đi và xuất khỏi người đàn ông này. Trước sự bàng hoàng của tất cả mọi
người, thần dữ đã tuân lệnh Đức Giêsu. Khi dân chúng chứng kiến điều ấy, họ hỏi
nhau, “Điều này nghĩa là gì?”
Thần dữ vâng phục Đức Giêsu cũng giống như chấn
động đã làm nứt bức tượng đất sét. Bỗng dưng, dân chúng trông thấy ở Đức Giêsu
một điều gì đó còn hơn cả mắt thấy, cũng như điều gì đó ở bức tượng còn hơn cả
vẻ bên ngoài.
Quyền năng của Đức Giêsu trên thần dữ cho thấy
rằng bên trong Người là một kho tàng, cũng giống như bức tượng đất sét bao bọc
bên trong một kho tàng.
Chúng ta có thể so sánh nhân tính của Đức Giêsu
giống như lớp đất sét bao bọc bức tượng – nó che giấu căn tính đích thật của
Đức Giêsu. Và vì vậy khi Đức Giêsu cho thấy quyền năng trên các thần dữ, dân
chúng hỏi nhau, “Điều này nghĩa là gì?”
Chính Đức Giêsu trả lời câu hỏi ấy trong một dịp
khác. Nó xảy ra như sau: Một ngày kia Người lại xua đuổi thần dữ. Một số người
kết luận rằng Đức Giêsu làm như vậy là nhờ Satan ban cho quyền lực. Nhưng Đức
Giêsu nói:
“Không phải vậy, đúng ra là nhờ quyền năng của Thiên Chúa mà tôi trừ quỷ, và điều này chứng tỏ rằng Vương Quốc Thiên Chúa đã đến với các ông.” Luca 11:20
“Không phải vậy, đúng ra là nhờ quyền năng của Thiên Chúa mà tôi trừ quỷ, và điều này chứng tỏ rằng Vương Quốc Thiên Chúa đã đến với các ông.” Luca 11:20
Qua câu trả lời này, Đức Giêsu cho biết người là
ai và đến thế gian để làm gì. Người là Đấng Mêsia được mong đợi từ lâu, và các
ngôn sứ đã tiên đoán Đấng Mêsia sẽ thi hành những điều như vậy. Nhưng Đức Giêsu
thì còn hơn thế nữa – hơn rất nhiều!
Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, Người đến để tiêu
diệt vương quốc của Satan mà nó đã cầm giữ thế gian trong sự nô lệ bởi vì tội
của ADong.
Nhưng điều này nêu lên một câu hỏi khác, một câu
hỏi lớn hơn nữa: Nếu Đức Giêsu đã đến để tiêu diệt vương quốc Satan và khai mở
Vương Quốc Thiên Chúa, tại sao vẫn còn sự dữ trong thế gian?
Quả thật, Đức Giêsu đã khai mở Vương Quốc Thiên
Chúa, nhưng Người chưa hoàn tất. Người sai Thánh Thần xuống trên các môn đệ,
uốn nắn họ trở thành Hội Thánh.
Hội Thánh có thể được so với “hạt giống,” mà sau
cùng nó sẽ triển nở thành Vương Quốc Thiên Chúa trong sự trọn vẹn của nó.
Nhiệm vụ của Hội Thánh – dưới quyền thủ lãnh của
Đức Kitô và sự dẫn dắt cũng như quyền năng của Chúa Thánh Thần – là công bố và
cầu xin cho Vương Quốc được ngự đến trong sự trọn vẹn cho mọi dân tộc. Đây là
sự giảng dạy sau cùng của Đức Giêsu cho các môn đệ. Người nói:
“Hãy ra đi, hãy đến với mọi dân tộc ở mọi nơi và hãy làm cho họ trở thành môn đệ của Thầy: hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, và dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho các con. Và Thầy sẽ luôn ở với các con cho đến tận thế.” (Mt 29:19)
“Hãy ra đi, hãy đến với mọi dân tộc ở mọi nơi và hãy làm cho họ trở thành môn đệ của Thầy: hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, và dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho các con. Và Thầy sẽ luôn ở với các con cho đến tận thế.” (Mt 29:19)
Là các phần tử của Hội Thánh, Thân Thể Chúa
Kitô, tất cả chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm loan truyền tin mừng về Vương
Quốc Thiên Chúa cho toàn thế giới.
Chúng ta phải loan truyền vương quốc ấy khi cùng
nhau cầu nguyện trong các Chúa Nhật và cùng nhau sống chứng nhân trong những
ngày còn lại. Cả hai chiều kích này phải được thấy nếu muốn sự loan truyền của
chúng ta có hiệu quả.
Trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật, đọc kinh Lạy Cha,
“Xin cho Nước Cha trị đến” thì chưa đủ. Chúng ta còn phải sống lời loan truyền.
Một câu chuyện nổi tiếng minh hoạ điểm này: Một ngày kia, một người Bàlamôn nói
với nhà truyền giáo Kitô, “Nếu các tín hữu Kitô ở Ấn Độ, ở Anh, hay ở Hoa Kỳ
giống như Kinh Thánh kia, quý vị sẽ chinh phục được nước Ấn trong vòng năm
năm.”
Điều này đưa chúng ta đến câu trả lời cho câu
hỏi, nếu Đức Giêsu đã thiết lập Vương Quốc Thiên Chúa, tại sao vẫn còn nhiều sự
dữ trong thế gian?
Đó là vì chúng ta không loan truyền sự hiện diện
của Thiên Chúa giữa chúng ta như chúng ta phải thi hành. Chúng ta không tiến
hành nhiệm vụ mà Chúa Giêsu đã trao cho chúng ta.
Vậy, tóm lại, Đức Giêsu quả thật đã khai mở
Vương Quốc Thiên Chúa. Nhưng Người chưa hoàn tất. Người sai Thánh Thần đến với
các môn đệ, để uốn nắn họ trở thành Hội Thánh.
Nhiệm vụ của Hội Thánh là loan truyền bằng sự
thờ phượng cũng như trở nên gương mẫu hàng ngày cho sự hiện diện của Vương Quốc
giữa chúng ta.
Đây là lời mời gọi mà mỗi người chúng ta được
mời. Đây là thách đố hôm nay mà Phúc Âm đặt ra trước mỗi người chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét