Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

THỨ TƯ 12/12/2012 TUẦN 2 MÙA VỌNG NĂM C,Tìm hiểu 8 Tập tục Giáng sinh


Tìm hiểu 8 Tập tục Giáng sinh 




1. Danh từ Giáng sinh:

Danh từ Giáng sinh để chỉ Ngôi Hai Chúa Trời sinh xuống trần gian. Người Anh-Mỹ gọi là Christmas lễ của Chúa Kitô.

Không ai biết rõ ngày sinh của Chúa Kitô. Giáo hội bên Đông mừng lễ Chúa Giáng sinh vào 6 tháng 1 dương lịch.

Giáo hội bên Tây (Công giáo Rôma) từ thời Đức Thánh Giáo hoàng Juliô I (năm 350) chọn vào ngày 25/12 để thay thế cho ngày người ngoại giáo thời đó mừng thần Mithra, thần Ánh sáng, thần Mặt trời. Chúa Kitô thực là Ánh sáng, là Mặt trời soi muôn dân trong tăm tối như thánh Gioan đã viết: Ánh sáng đã chiếu soi trong đêm tối (Ga 1,5).

Trong Mùa Giáng sinh không kể người Công giáo, người Tin lành giáo, mà ngày nay mọi người yêu thích lễ Giáng sinh đều mừng lễ theo phương cách của mình. Các nhà thương mại sản xuất thiệp Giáng sinh đủ loại, hang đá, máng cỏ, thiên thần, đồ chơi...

Các nhạc sĩ khắp thế giới đua nhau sáng tác ca nhạc giáng sinh mừng Chúa Hài đồng trong muôn điệu du dương...các băng, đĩa nhạc giáng sinh bày bán khắp các tiệm, nhiều đại hội nhạc giáng sinh được trình diễn mừng Chúa giáng trần.

2. Hang đá và máng cỏ
Hang đá đầu tiên: Thánh Phanxicô Assisi được coi như người đầu tiên có sáng kiến làm hang đá, máng cỏ để nhớ lại sự khó nghèo của Chúa Cứu thế, vào năm 1223 tại Greccio nước Ý. Ngài mượn một hang đá trên sườn núi, rồi nhờ người dùng bò lừa thật như để thổi hơi ấm cho Chúa Hài nhi. Giữa đêm, hàng ngàn người cầm đuốc tiến lên hang đá dự lễ nửa đêm mừng Chúa Giáng sinh. Thánh Phanxicô mặc áo phó tế giảng về tình thương Chúa giáng sinh làm người cứu chuộc muôn dân rất hùng hồn cảm động (Antôn, Thánh Phanxicô, NSTTĐM, tr.273).

Lời Kinh thánh theo Tin mừng theo Thánh Luca nói về Hang đá, máng cỏ: )Lc 2, 11-)

2,11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít,Người là Đấng Kitô Đức Chúa. 2,12 Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người, anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ".

2,13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng, 2,14 Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiệm tâm. 2,15 Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau, "Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết". 2,16 Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.

Máng cỏ thật Chúa Hài đồng đã nằm xưa hiện nay được giữ trong đại thánh đường Đức Bà Cả ở Roma.

Ðêm 24/12 các Nhà thờ trên thế giới đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Cứu thế, chung quanh có những mục đồng, những con bò, con lừa, các tượng Ba Vua, một số Thiên thần. Trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa ban ơn cứu độ, cho nhân loại bớtđược bình an, mọi người được sống hạnh phúc.




Năm 1945, nhạc sĩ Hải Linh (người gp Phát diệm, nhưng tu tại gp Bùi chu) đã sáng tác ra bài Hang Belem  để mừng Chúa sinh ra đời trong mùa Đông lạnh. Bài ca này đã phổ thông trong khắp các xứ đạo Công giáo Việt nam. Khi hát mừng Chúa Giáng sinh, người ta nghĩ ngay và dễ dàng cất lên lời: Đêm Đông lạnh lẽo...Có người không để ý đến lịch sử, hay tại miền Nam VN khí hậu nóng nên người ta đổi là Hát khen mừng Chúa giáng sinh, nghe không hay và không đúng ý tác giả.
" Đêm đông lạnh lẽo Chúa giáng sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Ðàn hát, réo rắt tiếng hát, xướng ca dư âm vang xa. Ðây Chúa Thiên Toà Giáng sinh vì ta..Người hỡi, hãy kíp bước tới, Đến xem, nơi hang Be Lem. Ôi Chúa Giáng sinh khó khăn thấp hèn.
Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than. Nơi hang Belem thiên thần xướng ca: Thiên Chúa vinh Danh, chúng nhân an hòa.

3. Nhà thờ Giáng sinh:

Nhà thờ giáng sinh: Tại Belem, ngày nay là nhà thờ cổ nhất nơi Đất thánh dài 170 bước, rộng 80 bước, xây phủ hang đá. Du khách chỉ còn thấy ngôi sao trên nền đất, ghi dấu nơi Chúa sinh xưa, chung quanh là đèn treo lủng lẳng theo kiểu trưng bày của đạo Chính thống...


4. Ngôi sao Giáng Sinh:

(ngôi sao đánh dấu chính nơi hang đá Chúa Giáng sinh xưa)

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, ngôi sao xuất hiện trên trời, chỉ đường cho 3 nhà đạo sĩ (bác học, vua nhỏ). Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, 3 vua nhỏ hiểu biết sự lạ, tìm theo ánh sáng ngôi sao, đã tìm thấy nơi sinh Vua Trời. Theo tục Đông phương, ba vua vào thăm và quì lạy dâng lên Chúa Hài Đồng các phẩm vật là vàng, trầm hương và mộc dược là thổ sản quí của địa phương mình.

5. Cây thông

Năm 1660, thời Trung cổ, người công giáo nước Đức trưng bày hoạt cảnh vườn Địa đàng, trong đó có "cây biết lành biết dữ". Họ lấy cây thông là cây sống xanh tươi trong khí hậu băng giá mùa Đông, tượng trưng cho cây biết lành biết dữ. Họ trưng bày tại nhà riêng cũng như nhà thờ trong mùa Giáng sinh.

Đến thế kỷ thứ 19, phong tục này dần dần lan ra khắp Âu châu rồi ra khắp nơi trên thế giới. Nhiều nơi, trang trí thêm những đèn điện, những giây hoa vàng bạc óng ánh và những gói quà bọc giấy mầu rực rỡ, những tấm thiệp gắn nhạc giáng sinh, nghe vui tai và coi đẹp mắt.

Lá thông màu xanh, màu của hi vọng, màu chờ đợi Chúa Kitô, rất hợp cho mùa Vọng và mùa Giáng sinh.(còn tiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét