Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

THỨ SÁU 14/12/2012 TUẦN 2 MÙA VỌNG NĂM C,TÌM HIỂU "NGÀY SINH" CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ



TÌM HIỂU "NGÀY SINH" CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ



1. Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và năm mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng ‘’Sinh Nhật’’ (Birthday) của Chúa Giêsu và ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.
2. Theo Thánh Kinh Cựu Ứơc,
a/ Sau khi Tổ tông loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, Thiên Chúa đã hướng về một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội lỗi nhân loại (St 3,15).
b/ Thiên Chúa đã chọn một dân riêng là dân Dothái, và ĐCT đã sinh ra làm người từ dân này, danh hiệu của Ngài là ‘’Messiah. Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái thì ‘’Messiah’’ có nghĩa là ‘’Đấng được xức dầu’’. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm ‘’Vua’’, làm ‘’Tiên Tri’’ (Prophet), làm thầy ‘’Tư Tế’’ đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu olive trên đầu.
Danh từ ‘’Messiah’’ chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là ‘’Christos’’. Danh từ ‘’Christos’’ chuyển sang tiếng La-tinh là ‘’Christus’’ và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là ‘’Christ’’, Tiếng Việt Nam (theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo, và các sách đạo đức) chuyển dịch là ‘’Kitô’’.
c/ Đấng Kitô đã Giáng Sinh tại làng Bethlehem, miền Nam nước Palestin (tên gọi nước Israel thời đó).
, và khi Ngài sinh ra thì được đặt tên là ‘’Giêsu’’ (Jesus) theo như lời sứ thần truyền tin cho Maria, mẹ Ngài, đã báo trước (Phúc Âm Luca 1:31 và 2:21). Danh từ ‘’Giêsu’’ theo nguyên ngữ Do Thái có nghĩa là ‘’Đấng Thiên Chúa Cứu Độ’’, sau đó hiểu là ‘’ Đấng Cứu Độ’’ (Savior). Vì Chúa ‘’Giêsu’’ chính là ‘’Đấng Kitô’’ Thiên Chúa đã hứa, nên tên Ngài thường được gọi là ‘’Giêsu Kitô’’. Thánh Phaolô trong các thơ gửi các giáo đoàn thường dùng danh hiệu ‘’Giêsu Kitô’’.
Theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng được gọi là ‘’Emmanuel’’ hay ‘’ Immanuel’’ (PÂ Luca 1:23). Danh từ ‘’Emmanuel’’ trong tiếng Do Thái có nghĩa là ‘’Thiên Chúa ở cùng chúng ta.’’ Danh hiệu ‘’Emmanuel’’ được Tiên Tri Isaia (740-687BC) nói đến (Sách Isaia 7:14).


4. Chúa Giêsu sinh ra năm nào?
Năm Thiên Chúa Giáng Sinh làm người được kể là năm thứ nhất theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay; như thế sinh nhật của Ngài đã chia đôi lịch sử nhân loại. Theo lịch sử Thánh Kinh thì từ ‘’tạo thiên lập địa’’ đến năm Chúa Giáng Sinh được gọi là ‘’Thời Kỳ Cựu Ước’’ và từ năm Chúa Giáng Sinh trở về sau được gọi là ‘’Thời Kỳ Tân Ước’’. Theo lịch chung chúng ta dùng hiện nay thì trước thời Chúa giáng sinh gọi là trước ‘’Công Nguyên’’, thường ký hiệu là B.C. ‘’Before the birth of Christ’’ và từ năm Chúa giáng sinh cho đến ngày ‘’tận thế’’ thì gọi là sau ‘’Công Nguyên’’ thường ký hiệu là A.D. ‘’Anno Domini’’ ‘’ Theo năm của Thiên Chúa’’.
Như vậy ngày 25 tháng 12 năm 2008 này chúng ta mừng sinh nhật thứ 2008 của Chúa Giêsu Kitô.
Tuy nhiên vì các nhà làm lịch lúc đầu tính lầm, nên năm Chúa Giêsu giáng sinh phải cộng thêm 6. (còn tiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét