Thứ Tư Lễ Tro: BỤI
TRO SỰ CHẾT, BỤI TRO VINH QUANG
21.02.2012
Câu nói: “Người là
tro bụi” vẫn mang nặng ý nghĩa đau đớn của nó. Nhưng vì loài người được làm
những người em của Ngôi Lời nhập thể, câu nói đó diễn tả chương trình cứu độ
của Thiên Chúa: Bụi đất được mang chan chứa sự sung mãn của Thiên Chúa, bụi
đất được trở nên thân thể của Thiên Chúa.
Phép Rửa tội là một cái chốt làm cho chúng ta được tham dự vào cái chết của
Đức Kitô (x. Rm 6, 3-4) và như vậy suốt đời. Nghi thức Rửa tội chỉ là khởi
điểm, bí tích là hình ảnh của một thực tại đang chờ đợi chúng ta mỗi ngày,
nhưng đó là con đường dẫn ta tới sự sống lại.
Thứ Tư Lễ Tro
(Ge 2,12-18 ; 2Cr 5,20-6,2 ; Mt 6,1-6.16-18)
BỤI TRO SỰ CHẾT, BỤI TRO VINH QUANG
Hôm nay Linh mục lấy tro vẽ lên trán mỗi người hình Thánh giá. Điều đó có nghĩa: Chúng ta là những con người sẽ phải chết, những đã được Thánh giá Chúa Giêsu cứu rỗi.
1. Một hình ảnh ám chỉ toàn thể con người
Câu nói đọc lấy ở trong St 3,19: “Ngươi
là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất”.
Hình ảnh này không những ám chỉ thân thể con
người mà còn là toàn thể con người.
Chữ “tro bụi” đây lẽ dĩ nhiên phải được hiểu
theo nghĩa bóng. Nhưng hình bóng này mang nặng ý nghĩa. Hình bóng này mang ý
nghĩa gì?
2. Một hình ảnh đầy ý nghĩa
Hình ảnh tro bụi được dùng nhiều trong Kinh
Thánh (Tv 103,14; G 4,19; St 18,27; Gv 12, 5-8).
Bụi đất là cái gì vô giá trị! Nó không có
hình dáng, không có khuôn mặt; người ta chà đạp dưới chân; nó bay theo mọi
cơn gió; nó bay khắp mọi nơi, mà chẳng nơi nào là chỗ của nó.
“Bụi đất”, một kiểu nói thực tế nhất của
Kinh Thánh để ám chỉ con người. Con người là bụi đất, hoàn toàn là bụi đất.
3. Một hình ảnh đúng sự thật
Kinh Thánh quả đã nói đúng. Con người là bụi
đất. Mỗi ngày con người đều phải chết đi một chút. Con người đã giương cánh
buồm lên, là để đi thẳng về cõi chết. Trên thế gian này, con người là tạo vật
duy nhất hiểu rõ rằng mình là con mồi chắc chắn của sự chết.
Có kẻ nói: Con người còn là lý trí. Vâng,
nhờ có lý trí mà con người mới biết rõ hoàn cảnh của mình như thế; mình phải
chết, mình là tro bụi.
Kinh Thánh còn nói thêm: “Người phàm
nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội” (Is 40,
6-7). Cuộc đời con người đầy đau khổ, đầy tội lỗi.
4. Một hình ảnh được ám chỉ cho cả Thiên Chúa
Kinh Thánh còn dùng chữ “nhục thể” để chỉ
con người. Khi Kinh Thánh nói con người là nhục thể, Kinh Thánh muốn ngụ ý
con người khác với Thiên Chúa: con người yếu hèn về mọi phương diện (thân
xác, lý trí, ý chí,...), con người đã ngã vào vòng tội lỗi và cõi chết. “Con
người là tro bụi”, “con người là nhục thể” đều có nghĩa như nhau.
Nhưng một điều đáng ngạc nhiên: Kinh Thánh
còn nói: “Ngôi Lời đã trở thành nhục thể” (Ga 1,14); “Thiên
Chúa đã sai Con của Người đến trong một thể xác, giống như xác thể tội lỗi”(Rm
8,3).
Như vậy, chúng ta có thể nói: Chính Thiên
Chúa cũng đã rắc tro trên đầu của Người. Chúng ta cũng có thể nói với Thiên
Chúa vĩnh cửu: “Hỡi người, hãy nhớ rằng người là tro bụi, và đến giờ chết,
người sẽ trở về bụi tro”. Con Thiên Chúa đã hạ mình xuống làm tro
bụi, làm nhục thể.
Động tác đó của Thiên Chúa đã thay đổi tất
cả ý nghĩa. Nhục thể đã trở thành trụ cột của ơn cứu rỗi. Con người vẫn phải
trở về với tro bụi, nhưng tro bụi không còn là điểm cuối cùng. Tro bụi lại
trở thành một khởi điểm để đưa con người tới vinh quang. Vì Con Thiên Chúa đã
trở thành tro bụi, đã chết trong tro bụi, nhưng từ cõi tro bụi đã sống lại
vinh quang, con đường trở về với tro bụi trở nên con đường dẫn tới vinh
quang.
5. Bụi tro loài người, bụi tro vinh hiển
Câu nói: “Người là tro bụi” vẫn mang nặng ý
nghĩa đau đớn của nó. Nhưng vì loài người được làm những người em của Ngôi
Lời nhập thể, câu nói đó diễn tả chương trình cứu độ của Thiên Chúa: Bụi đất
được mang chan chứa sự sung mãn của Thiên Chúa, bụi đất được trở nên thân thể
của Thiên Chúa.
Phép Rửa tội là một cái chốt làm cho chúng
ta được tham dự vào cái chết của Đức Kitô (x. Rm 6, 3-4) và như vậy suốt đời.
Nghi thức Rửa tội chỉ là khởi điểm, bí tích là hình ảnh của một thực tại đang
chờ đợi chúng ta mỗi ngày, nhưng đó là con đường dẫn ta tới sự sống lại.
Chúng ta hãy nắm vững lấy ý nghĩa hình Thánh
Giá bằng tro mà Linh mục vẽ lên trán:
* Tro bụi biểu tượng thân phận con người
chúng ta;
* Hình Thánh giá: Ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa
ban cho chúng ta qua sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô
.
(Lấy ý của K.RAHNER, Poussière de mort, Poussière de gloire.
Cf. L’homme au miroir de I’année chrétienne, tr. 89-101).
Lm. Norberto
|
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
THỨ TƯ 22/2/2012 TUẦN VII THƯỜNG NIÊN B BỤI TRO SỰ CHẾT BỤI TRO VINH QUANG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét