CHÚA NHẬT IX THƯỜNG NIÊN. LỄ CHÚA BA NGÔI
Mầu Nhiệm Yêu Thương
Mầu Nhiệm Yêu Thương
Hôm nay Hội Thánh long trọng mừng kính Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và của đời sống Kitô hữu. Đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa, cội nguồn phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Đây là giáo huấn căn bản nhất và trọng yếu nhất theo phẩm trật đức tin” (GLHTCG, 234). Nhờ ánh sáng Lời Chúa vừa được công bố, chúng ta hãy cùng nhau suy niệm về chân lý đức tin quan trọng này và nhất là biết đem ra sống trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta.
Khi nói rằng đây là một mầu nhiệm đức tin, chúng ta nên nhớ rằng đây không phải là một điều do trí khôn nhân loại nghĩ ra, nhưng là chính do Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta, và dù đã được mạc khải bởi Thiên Chúa, mầu nhiệm đức tin luôn vượt trên lý trí nhân loại, nghĩa là với lý trí, con người không bao giờ hiểu hết về mầu nhiệm đức tin. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là chính Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết và Người đã tỏ bày dần dần trong suốt cuộc đời Người, nhất là trong ba năm rao giảng nước trời.
Trước hết, khi bắt đầu cuộc đời công khai, loan báo Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu luôn xác quyết niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất (hay nói cách bình dân: “chỉ có một Thiên Chúa”) mà dân tộc Do thái đã được mạc khải và được nhắc đi nhắc lại trong suốt dòng lịch sử của mình. Bài đọc I là một minh chứng chgo mạc khải này. Chúa Giêsu tiếp tục truyền thống Cựu Ước khi dạy rằng: “Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Anh em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của anh em” (Mc 12,28-30). Chúa Giêsu còn tỏ cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa, mà chúng ta tôn thờ, chính là Cha chúng ta bởi chính Thiên Chúa là cội nguồn của mọi sự và là Đấng nhân hậu yêu thương hằng chăm sóc loài người là con cái của Người.
Thứ đến, Chúa Giêsu còn khẳng định rằng Người là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật. Người cùng hiện diện với Chúa Cha khi vũ trụ được tạo thành, Người là thể hiện cao độ và rõ nét nhất của tình yêu của Thiên Chúa khi Người xuống thế làm người để thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính nhờ Người là Ngôi Lời của Thiên Chúa, mà Chúa Cha đã tạo thành vũ trụ. Và cũng chính nhờ Người là Đấng mà Chúa Cha đã yêu thương ban tặng cho nhân loại mà mọi người được cứu chuộc. Bởi thế, chúng ta cũng phải tôn thờ, kính mến Người “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” của chúng ta. Những lời giáo huấn của Chúa Giêsu về bản thân, sứ mạng và thiên tính của Người làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về các chân lý đức tin đã tiềm ẩn trong mạc khải của Cựu Ước.
Cuối cùng, trong Bài đọc II, Thánh Phaolô làm vang vọng lại nơi tâm hồn chúng ta giáo huấn của Chúa Giêsu về tác động của Chúa Thánh Thần nơi tâm hồn của mọi tín hữu. Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu bằng cách làm cho Hội Thánh nhớ lại, hiểu được và sống theo những giáo huấn của Chúa Giêsu. Chính Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận lãnh khi đón nhận Bí tích Rửa tội biến đỗi mỗi người chúng ta thành con cái Thiên Chúa và Người tiếp tục biến đổi chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, để chúng ta được đồng thừa tự với Chúa Giêsu là hưởng vinh quang Nước Trời trong cuộc sống mai sau.
Tóm lại, như công thức Rửa tội được Chúa Giêsu tóm lại trong Bài Tin Mừng hôm nay, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mạc khải mà Thiên Chúa vì yêu thương đã tỏ bày cho chúng ta biết cách trực tiếp qua Chúa Giêsu.
Mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa dạy chúng ta phải luôn xác tín rằng:
Chính vì yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta.
Chính vì yêu thương, Người đã cứu chuộc chúng ta
và cũng chính vì yêu thương Người đang thánh hoá chúng ta.
Một khi xác tín về điều đó chúng ta hãy thể hiện tình yêu và sự hiệp thông trong cuộc sống của mình. Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm của tình yêu và là mầu nhiệm về sự hiệp nhất mà nhân loại đang khát mong.
Yêu thương đến độ nên một nhưng vẫn là riêng biệt.
Yêu thương là trao ban và đón nhận.
Yêu thương là biến người mình yêu trở nên bất tử và bất tử để mãi mãi yêu thương.
Thánh Lễ mà Hội Thánh đang cử hành chính là một lời tuyên xưng tình yêu sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin cho việc sốt sắng và tích cực tham dự Thánh Lễ này giúp chúng ta cũng biết tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng đời sống yêu thương và phục vụ trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Amen.
Trước hết, khi bắt đầu cuộc đời công khai, loan báo Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu luôn xác quyết niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất (hay nói cách bình dân: “chỉ có một Thiên Chúa”) mà dân tộc Do thái đã được mạc khải và được nhắc đi nhắc lại trong suốt dòng lịch sử của mình. Bài đọc I là một minh chứng chgo mạc khải này. Chúa Giêsu tiếp tục truyền thống Cựu Ước khi dạy rằng: “Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Anh em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của anh em” (Mc 12,28-30). Chúa Giêsu còn tỏ cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa, mà chúng ta tôn thờ, chính là Cha chúng ta bởi chính Thiên Chúa là cội nguồn của mọi sự và là Đấng nhân hậu yêu thương hằng chăm sóc loài người là con cái của Người.
Thứ đến, Chúa Giêsu còn khẳng định rằng Người là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa thật. Người cùng hiện diện với Chúa Cha khi vũ trụ được tạo thành, Người là thể hiện cao độ và rõ nét nhất của tình yêu của Thiên Chúa khi Người xuống thế làm người để thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chính nhờ Người là Ngôi Lời của Thiên Chúa, mà Chúa Cha đã tạo thành vũ trụ. Và cũng chính nhờ Người là Đấng mà Chúa Cha đã yêu thương ban tặng cho nhân loại mà mọi người được cứu chuộc. Bởi thế, chúng ta cũng phải tôn thờ, kính mến Người “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” của chúng ta. Những lời giáo huấn của Chúa Giêsu về bản thân, sứ mạng và thiên tính của Người làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về các chân lý đức tin đã tiềm ẩn trong mạc khải của Cựu Ước.
Cuối cùng, trong Bài đọc II, Thánh Phaolô làm vang vọng lại nơi tâm hồn chúng ta giáo huấn của Chúa Giêsu về tác động của Chúa Thánh Thần nơi tâm hồn của mọi tín hữu. Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu bằng cách làm cho Hội Thánh nhớ lại, hiểu được và sống theo những giáo huấn của Chúa Giêsu. Chính Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận lãnh khi đón nhận Bí tích Rửa tội biến đỗi mỗi người chúng ta thành con cái Thiên Chúa và Người tiếp tục biến đổi chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, để chúng ta được đồng thừa tự với Chúa Giêsu là hưởng vinh quang Nước Trời trong cuộc sống mai sau.
Tóm lại, như công thức Rửa tội được Chúa Giêsu tóm lại trong Bài Tin Mừng hôm nay, Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mạc khải mà Thiên Chúa vì yêu thương đã tỏ bày cho chúng ta biết cách trực tiếp qua Chúa Giêsu.
Mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa dạy chúng ta phải luôn xác tín rằng:
Chính vì yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng ta.
Chính vì yêu thương, Người đã cứu chuộc chúng ta
và cũng chính vì yêu thương Người đang thánh hoá chúng ta.
Một khi xác tín về điều đó chúng ta hãy thể hiện tình yêu và sự hiệp thông trong cuộc sống của mình. Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm của tình yêu và là mầu nhiệm về sự hiệp nhất mà nhân loại đang khát mong.
Yêu thương đến độ nên một nhưng vẫn là riêng biệt.
Yêu thương là trao ban và đón nhận.
Yêu thương là biến người mình yêu trở nên bất tử và bất tử để mãi mãi yêu thương.
Thánh Lễ mà Hội Thánh đang cử hành chính là một lời tuyên xưng tình yêu sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin cho việc sốt sắng và tích cực tham dự Thánh Lễ này giúp chúng ta cũng biết tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng đời sống yêu thương và phục vụ trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Amen.
Tác giả bài viết: Lm FX Phan Chiếm HT69
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét