Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

CHÚA NHẬT 16/12/2012 TUẦN 3 MÙA VỌNG NĂM C,Tìm hiểu thành Belem, nơi Chúa đã giáng sinh trong đêm Đông giá lạnh...

Tìm hiểu thành Belem,
nơi Chúa đã giáng sinh trong đêm Đông giá lạnh...
(Thành Belem, miền West Bank ngày nay)


Belem (Bethlehem) tiếng Arab gọi là Bayta lahm, nghĩa là "nhà thịt", nằm cách thành Giêrusalem 5 miles 5 ( 8km) về phía tây (bây giờ gọi là miền West Bank). Không có thành phố nào trên thế giới nổi danh như thành Belem, vì Belem là nơi Chúa Giêsu giáng sinh cách đây trên 2000 năm theo Kinh thánh Kitô giáo đã ghi lại rõ ràng.
Thành Belem có chừng 27 ngàn dân (một nửa theo đạo Hồi, nửa kia theo đạo Chúa Kitô). Theo lịch sử:
- Thế kỉ 7, người Hồi giáo xâm chiếm Belem, nhưng họ vẫn để nguyên cho người Kitô giáo sinh sống tại đây cho đến ngày nay.
- Năm 1917, trong thế chiến I, quân đội nước Anh đã chiếm Belem.
- Năm 1948, sau chiến tranh giữa người Arab- Israel, người nước Jordan kiểm soát vùng này.
- Năm 1967, trong trận chiến 6 ngày, người Israel đánh chiếm vùng West Bank, gồm cả Belem.
- Năm 1995, người Israel rút khỏi Bethlehem và trao quyền kiểm soát cho người Palestin dựa trên hiệp ước tự quản giữa người PLO and Israel.
- Chiến tranh đôi bên cứ tiếp tục tới ngày nay...không biết bao giờ dứt, hay cứ chiến tranh hoài hoài, vì bên nào cũng nhận là đất của mình, mình có quyền sống. Có điều Israel không tin Chúa Kitô nên luôn làm khó dễ những người theo Chúa Kitô, và không quí trọng những di tích của Chúa Kitô.

Nhà thờ Giáng sinh:
Thánh đường đầu tiên được xây sớm nhất. Thánh đường được xây trên nơi mà người ta tin rằng chính là hang đá giáng sinh xưa. Thánh đường đầu tiên này được thánh nữ Helena (mẹ vua Constantine) xây cất vào thế kỉ thứ 4 (năm 334). Rất tiếc, thánh đường này đã bị phá hoàn toàn khi người Samaria (miền Trung Palestine) nổi dậy chống nhà cầm quyền năm 529.
Một thánh đường khác lớn hơn được xây vào đời  hoàng đế Justinianô (527-65). Thánh đường Giáng sinh được xây trên nền cũ. Từ thánh đường xuống nhà nguyện hầm máng cỏ có 2 lối: bên trái xuống chỗ có ngôi sao 12 tia sáng, ghi dấu nơi Chúa Giáng sinh. Bên phải, nơi xưa đặt máng cỏ cho Chúa hài nhi nằm, và nơi Đức Mẹ và thánh Giuse nghỉ.
Thánh đường xưa có 3 cửa vào, nhưng 2 trong 3 đã bị xây tường bít lại. Hiện còn 1 cửa nhỏ thấp dẫn vào thánh đường, người ta phải cúi mình xuống mới vào được. Không hiểu sao lại xây bít đi như vậy?
Hang đá, nơi Chúa giáng sinh, đó là một di tích lịch sử và tôn giáo cao quí nhất hiện được gìn giữ trong nhà nguyện hầm của thánh đường này.



Nơi đây có bàn thờ, có ngôi sao bằng bạc 14 tia sáng chỉ nơi Thiên Chúa đã sinh ra. Chung quanh bàn thờ , 15 chiếc đèn, đại diện cho các Cộng đồng Kitô hữu khác nhau, được treo lơ lửng quanh ngôi sao. Đối diện với bàn thờ giáng sinh, có 3 bậc dẫn du khách tới bàn thờ Máng cỏ, nơi Đức Mẹ đặt Con sau khi sinh. Bàn thờ thứ 3 được đặt đối diện máng cỏ, để kính nhớ các nhà đạo sĩ từ phương Đông theo ngôi sao dẫn đường tới kính bái Chúa Hài nhi. Hang đá còn được trang hoàng bằng vô số đèn, ảnh các thánh ...

Thánh Giêrônimô đã tới Belem năm 384, tu trì và dịch Kinh thánh Cựu Ước ra tiếng latinh (bản Vulgata- phổ thông vẫn dùng trong giáo hội). Hiện trong tu viện Dòng Phanxicô vẫn còn giữ cây cột đá trắng có khắc tượng thánh nhân. Ngài đã sống và lập một tu viện theo lối phương Tây cho một số môn đệ theo ngài. Tu viện này không còn, nhưng cái hầm ngài sống xưa vẫn còn ở phía dưới nhà thờ Giáng sinh.
Thánh đường hiện nay đã phải trải qua bao lần chinh chiến giữa người Hồi giáo và Đạo binh Thánh giá. Dần dần, nhiều nhà thờ, tu viện được xây thêm trong thành Belem này như người ta thấy ngày nay.
Thánh đường Giáng sinh hiện thời được các linh mục Dòng thánh Phanxicô thay mặt Tòa thánh Công giáo trông coi, giữ gìn. Dòng Phanxicô cũng có một Tu viện ở phía Bắc thánh đường này. Tu viện Chính thống Hi lạp ở phía đông nam, và tu viện Armenian ở phía tây nam. Nhà thờ thánh nữ Catarina Alexandria xây năm 1881...từ thánh đường này những năm gần đây hệ thống TV truyền ra qua vệ tinh cho toàn thế giới thánh lễ đêm mừng Chúa Giáng sinh long trọng tại Belem.




(Đoàn Quang tìm hiểu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét